Soạn Văn 10 Bài 15 Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng -Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ

0
775

Soạn Văn 10 Bài 15 Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng -Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ-Đọc thêm: Vận nước; Cáo bệnh, Bảo mọi người, Hứng trở về. Các bạn xem để soạn bài và cũng cố kiến thức một cách hiệu quả.

BÀI 15 .​​ 

Đọc thêm: Vận nước; Cáo bệnh, bảo mọi người Hứng trở về.​​ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng . Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ

ĐỌC​​ THÊM​​ 

Đây là ba bài đọc thêm về thơ trung đại để bổ sung thêm những tiếng thơ đa dạng khác nhau. SGK chọn hai bài của hai nhà sư (Đỗ Pháp Thuận đời Tiền Lê, Mãn Giác thiền sư đời Lí) và một bài của Thượng thư Nguyễn Trung Ngạn đời Trần.

Cả ba bài thơ đều được viết bằng chữ Hán: một bài ngũ ngôn tứ tuyệt, một bài​​ thất ngôn tứ tuyệt, một bài​​ Kệ​​ (thể văn Phật giáo, dùng để truyền bá giáo lý Phật pháp, bằng văn vần).

Các em đọc Tiểu dẫn, bản phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, chú thích và trả lời các câu hỏi trong phần Hướng dẫn đọc thêm để tìm hiểu vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm.​​ 

Để giúp các em định hướng trong việc tiếp cận các bài thơ, dưới đây giới thiệu tóm tắt giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của từng tác phẩm.

VẬN NƯỚC​​ 

(Quốc tộ)

ĐỖ PHÁP THUẬN​​ 

Bài thơ ngắn gọn, cô đọng, phản ánh niềm lạc quan trước vận mệnh đất nước và lòng yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam.

CÁO BỆNH, BẢO MỌI NGƯỜI​​ 

(Cáo tật thì chúng)

MÃN GIÁC THIỀN SƯ​​ 

Mượn hình tượng hoa rụng, hoa nở, bài thơ vừa nói lên tư tưởng triết lí Phật giáo về quy luật hóa sinh, tuần hoàn, vừa phản ánh quan niệm nhân sinh cao đẹp: yêu đời, lạc quan trước cuộc sống.

HỨNG TRỞ VỀ​​ 

(Quy hứng)

NGUYỄN TRUNG NGẠN​​ 

(Bài thơ Quy hứng được sáng tác khi Nguyễn Trung Ngạn đang đi sứ ở Giang Nam - Trung Quốc).

Bằng những hình ảnh dân dã quen thuộc xúc động lòng người, bài tứ tuyệt bộc lộ sâu sắc và thấm thía nỗi nhớ quê hương của nhà thơ khi ở nơi đất khách quê người. Không đâu bằng quê nhà, dù nghèo vẫn tốt, vẫn muốn về - đó là nét riêng của lòng yêu nước và tự hào dân tộc trong bài thơ này.

TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN​​ ĐI QUẢNG LĂNG​​ 

(Lầu Hoàng Hạc tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng)

LÍ BẠCH

I. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

Về Lí Bạch, các em đã được học hai bài thơ Vọng Lư Sơn bộc bố (Xa ngắm thác núi Lư) và Tĩnh dạ tứ (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh)​​ trung học cơ sở (một bài về vẻ đẹp của thiên nhiên, một bài về tình quê hương). Lên lớp 10, các em được học thêm bài thơ này của ông về tình bạn.

Trước khi trả lời các câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài, các em cần:​​ 

- Đọc kĩ Tiểu dẫn để nắm được tác giả (chú ý phần “nội dung thơ Lí Bạch”)

- Đọc bản phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ (so sánh bản dịch thơ với bản dịch nghĩa xem đã sát đúng chưa).

- Xem ba chú thích về địa danh, tên người để hiểu rõ hơn nội dung bài thơ.

- Đọc bản dịch thơ của Ngô Tất Tố nhiều lần để có cảm nhận chung về tác phẩm.

Dưới đây là một số gợi ý để trả lời các câu hỏi.

1. Xác lập mối quan hệ giữa không gian, thời gian và con người trong bài thơ. Mối quan hệ ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện khung cảnh và tâm tình người đưa tiễn?

- Không gian: Từ lầu Hoàng Hạc đến Dương Châu, thắng cảnh nổi tiếng của Trung Quốc. Nhưng “nối thắng cảnh thần tiên với thắng cảnh phồn hoa là một dòng sông li biệt” (Bình giảng thơ Đường, NXB Giáo dục). Không gian chia li trải ra mênh mang, vời vợi theo dòng Trường Giang.

- Thời gian: Lí Bạch tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng vào một buổi sáng mùa xuân trong sáng, đẹp trời giữa tiết tháng ba - mùa hoa khói.

- Con người: cố nhân (bạn cũ). Trong thơ cổ, từ “cố nhân” bao giờ cũng hàm nghĩa rất thiết tha, sâu nặng. Ở đây là tình bạn tri âm giữa hai nhà thơ lớn thời Thịnh Đường.

Mối quan hệ giữa không gian, thời gian và con người trong bài thơ là mối quan hệ vừa có sự đối lập lại hòa hợp với nhau để tạo ra​​ một khung cảnh chia ly buồn và đẹp, nói lên tình bạn trong sáng và sâu nặng của nhà thơ trong buổi tiễn đưa. Thời tiết đẹp, phong cảnh đẹp càng khiến cho nỗi buồn chia li thêm thấm thía. Và người bạn cũ, như một cánh chim hoàng hạc ra đi làm tan cả niềm vui sum họp. Hai câu thơ tả cảnh mà man mác tình người li biệt.​​ 

2. Vì sao Lí Bạch chỉ thấy “cánh buồm lẻ loi” (cô phàm) của “cố nhân” trên sông Trường Giang tấp nập thuyền bè xuôi ngược ?

-Đấy chính là tình bạn thiết tha và sâu nặng của Lí Bạch: Bạn đi rồi, tất cả tâm hồn nhà thơ như bị hút vào cánh buồm của Mạnh Hạo Nhiên mà không nhìn thấy thuyền bè nào khác nữa trên sông. Và ông thấy rõ đó là một “cánh buồm lẻ loi” (cô phàm) khi bạn ra đi không có mình bên cạnh. Một chữ “cô” mà chất chứa bao nỗi buồn cho bạn, cho mình trong buổi tiễn đưa ly biệt.

- Cánh buồm ấy hiện lên trong mắt nhà thơ như thế nào?

Cô phàm diễn ảnh bích không tận​​ 

Ban đầu còn rõ (cô phàm), rồi mờ dần, xa dần (diễn ảnh), cho đến khi bóng buồm mất hút vào khoảng trời nước xanh thẳm bao la (bích không tận). Cái tài của câu thơ là không chỉ vẽ được sự xa dần và mất hút của cánh buồm, mà còn nói lên được tâm trạng của thi nhân lúc bấy giờ. Ta như thấy ông vẫn còn đứng lặng, đăm đắm dõi theo cánh buồm dần xa khuất trong vô vọng. Còn đâu “cánh buồm lẻ loi” của “cố nhân” mà chỉ thấy sông Trường Giang chảy vào cõi trời. Cố nhân đã đi vào khoảng trời nước xa xăm ... để lại một mình ông cô đơn trong nỗi buồn li biệt.

(Ngô Tất Tố đã dịch bài thơ này thành 4 câu lục bát rất hay. Chỉ tiếc là ở câu 3, ông chỉ dịch 2 chữ “đã khuất” mà thiếu cái ý dần xa (viễn ảnh) của cánh buồm trong cái nhìn đăm đắm dõi theo của Lí Bạch).

​​ 3. Tự đặt mình vào vị trí của người đưa tiễn để cảm nhận tâm tình của thi nhân.

Các em tự đặt mình vào vị trí của người đưa tiễn, khi bạn đã đi rồi:

- Nhìn theo cánh buồm dần xa và mất hút vào khoảng không xanh biếc.

- Chỉ còn nhìn thấy dòng sông chảy vào cõi trời. để cảm nhận tâm tình của thi nhân, xem những điều Lí Bach bộc lộ

PIC.

trong bài tứ tuyệt như vậy có đúng không, có chân thành, sâu sắc, cao đẹp không?

(Từ suy nghĩ của bản thân, kết hợp với những điều phân tích trên đây để trả lời câu hỏi này).​​ 

II. LUYỆN TẬP

1. Tìm “ý ở ngoài lời” qua bài thơ.​​ 

Gợi ý:

“Ý ở ngoài lời” (ý tại ngôn ngoại) là những điều mà nhà thơ không nói đến trong bài thơ nhưng người đọc vẫn cảm thấy được nhờ cách nói hàm súc, ẩn ý, các yếu tố nghệ thuật trong bài thơ. Đó chính là cái hay của thơ Đường, một loại thơ cô đọng, hàm súc, dồn nén ý và kết cấu rất chặt chẽ. Dựa vào điều giải thích trên đây, các em nên trao đổi với nhau trong nhóm, tổ để tìm “ý ở ngoài lời” qua bài thơ của Lí Bạch (Thử xem, trong bài thơ, Lí Bạch có câu nào, chữ nào nói về tình bạn của mình không và bài thơ đã bộc lộ tình bạn sâu sắc của thi nhân như thế nào ?).

2. Tự phát biểu những suy ngẫm của bản thân về vị trí và ý nghĩa của tình bạn trong cuộc sống ngày nay.

THỰC HÀNH PHÉP TU TỪ ẨN DỤ VÀ HOÁN DỤ​​ 

I. ẨN DỤ​​ 

1. Tìm ẩn dụ trong hai câu ca dao (1) và (2)

Các em dựa vào những gợi ý a và b để tìm hiểu, phân tích phép ẩn dụ trong hai câu ca dao và xác định các ẩn dụ trong từng câu.

Gợi ý:​​ 

- Câu (1):

+ thuyền (di chuyển, thường chỉ người con trai ra đi và​​ trở về).

+ bến (cố định, thường chỉ người con gái ở lại chờ đợi).​​ 

- Câu (2):

+ con đò (như thuyền trong câu (1))

+ cây đa bến cũ (như bến trong câu (1)).​​ 

2. Tìm và phân tích phép ẩn dụ trong các đoạn trích​​ 

​​ (1) Lửa lựu (hoa lựu đỏ như lửa) lập lòe đâm bông: hình ảnh hiện​​ lên sinh động, rực rỡ nhờ phép tu từ ẩn dụ.

(2) ... những cuốn tiểu thuyết, những câu thơ thay đổi được cả cuộc đời người đọc ... (đây chính là sức mạnh của văn nghệ).

(3) Từng giọt long lanh rơi giọt âm thanh - sức sống của mùa xuân).

(4) Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời (chiếc thuyền - sức mạnh của cách mạng).

(5) Xưa phù du mà nay đã phù sa (phù du - cuộc sống trôi nổi, phù phiếm, vô ích; phù sa - cuộc sống màu mỡ, lắng đọng, có ích). 3. Các em tự làm theo ba bước nối tiếp trong một quy trình sáng tạo để viết câu văn có dùng phép ẩn dụ:

+ Quan sát vật gần gũi, quen thuộc;​​ 

+ Liên tưởng đến một vật nào đó có điểm giống với vật trên;​​ 

+ Từ đó viết câu văn có dùng phép ẩn dụ.

II. HOÁN DỤ​​ 

1. Phân tích và tìm các hoán dụ trong hai câu (1) và (2)

Dựa vào gợi ý trong SGK, các em tìm hiểu, phân tích và xác định các hoán dụ.

Gợi ý:​​ 

- Câu (1):

+ Đầu xanh (tóc còn xanh, chỉ người trẻ tuổi). + Má hồng (lấy gò má ửng hồng để chỉ người đàn bà​​ đẹp).

​​ + Nguyễn Du dùng những cụm từ này để chỉ nhân vật​​ Thúy Kiều.​​ 

- Câu (2):

+ Áo nâu (lấy màu áo nâu để chỉ người nông dân).

+ Áo xanh (lấy màu áo xanh để chỉ người công nhân).

​​ 2. Tìm hiểu phép hoán dụ và ẩn dụ trong câu thơ của Nguyễn Bính

​​ Trong hai câu lục bát của Nguyễn Bính:

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,​​ 

Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào.

 ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​​​ (Tương tư)

thì câu lục sử dụng phép hoán dụ, còn câu bát sử dụng phép ẩn dụ.

So sánh với câu ca dao Thuyền ơi có nhớ bến chăng..., ta thấy:

+ Thuyền, bến được so sánh ngâm với người con trai và người con gái là ẩn dụ.

+ “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông”: Thôn Đoài, thôn Đông ở đây chỉ người thôn Đoài và người thôn Đông, tức là lấy địa danh, nơi ở (thôn) để chỉ còn người ở đó: phép hoán dụ. | + Còn câu “Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào” lại sử dụng phép ẩn dụ: cau ở đây được so sánh ngâm với người con trai, còn trầu không là ẩn dụ để chỉ người con gái.

Nhà thơ Nguyễn Bính đã sử dụng phép hoán dụ và ẩn dụ nhuần nhị, tự nhiên như trong ca dao.​​ 

3. Các em tự làm như cách làm câu 3 trong phần Ấn dụ trên đây

Bài trướcSoạn Văn 10 Bài 14 Nhàn-Đọc Tiểu Thanh Kí -Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Bài tiếp theoSoạn Văn 10 Bài 16: Cảm Xúc Mùa Thu-Trình Bày Một Vấn Đề

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây