Đề Thi Học Kì 1 Vật Lý 12 Trường THPT Tân Bình TP Hồ Chí Minh Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

0
174

Đề thi học kì 1 Vật Lý 12 Trường THPT Tân Bình TP Hồ Chí Minh có đáp án và lời giải chi tiết gồm có 40 câu trắc nghiệm. Các bạn xem ở dưới.

SỞ GD&ĐT HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG THPT TÂN BÌNH

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN: Vật lý – Lớp 12

Thời gian làm bài: 60 phút; không kể thời gian phát đề

Câu 1 (NB): Một con lắc lò xo nằm ngang gồm một vật nhỏ có khối lượng m gắn vào một đầu lò xo nhẹ có độ cứng k, chiều dài tự nhiên là l0, đầu kia của lò xo giữ cố định. Tần số dao động riêng của con lắc là.

A. $f = 2\pi \sqrt {\frac{{{\ell _0}}}{m}} $ B. $f = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{k}{m}} $ C. $f = 2\pi \sqrt {\frac{{{\ell _0}}}{k}} $ D. $f = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{m}{k}} $

Câu 2 (NB): Ở Việt Nam, mạng điện dân dụng 1 pha có điện áp hiệu dụng và tần số là

A. 100V, 50Hz B. 220V, 60Hz C. 127V, 60Hz D. 220V, 50Hz

Câu 3 (VD): Cho một đoạn mạch điện gồm điện trở R =50Ω mắc nối tiếp với một cuộn dây thuần cảm

$L = \frac{{0,5}}{\pi }H$. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp $u = 100\sqrt 2 \cos (100\pi t – \frac{\pi }{4})V$. Biểu thức của cường độ dòng điện qua mạch là:

A. $i = 2\cos (100\pi t)A$ B. $i = 2\cos (100\pi t – \frac{\pi }{4})A$

C. $i = 2\sqrt 2 \cos (100\pi t)A$ D. $i = 2\cos (100\pi t – \frac{\pi }{2})A$

Câu 4 (VD): Một sợi dây dài 150 cm,hai đầu cố định trên dây có sóng dừng với 4 bó sóng. Bước sóng là

A. 0,75m B. 0,5m C. 3m D. 1,5m

Câu 5 (NB): Nguyên nhân gây ra dao động tắt dần của con lắc đơn dao động trong không khí là

A. Do lực cản của môi trường B. do lực căng của dây treo

C. do trọng lực tác dụng lên vật D. do dây treo có khối lượng đáng kể

Câu 6 (VD): Một sóng truyền theo trục Ox với tốc độ 2m/s theo phương trình $u = A\cos \left( {\frac{{2\pi }}{T}t – \frac{{2\pi x}}{\lambda }} \right)$ (u và x tính bằng cm, t tính bằng s). Chu kỳ dao động của sóng là

A. 0,5s B. 2s C. 0,25s D. 1s

Câu 7 (VD): Một con lắc đơn gồm quả cầu nhỏ khối lượng m được treo vào một đầu sợi dây mềm, nhẹ, không dãn, dài 81cm. Con lắc dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g. Lấy g = π2 (m/s2). Chu kỳ dao động của con lắc là:

A. 0,5s B. 1,6s C. 1,8s D. 2s

Câu 8 (NB): Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa có phương trình dao động x1 = A1cos(ωt + φ1) và x2 = A2cos(ωt + φ2).Biên độ dao động tổng hợp là:

A. $A = \sqrt {A_1^2 + A_2^2 + 2{A_1}{A_2}{\rm{cos(}}{\varphi _1} – {\varphi _2})} $ B. $A = \sqrt {A_1^2 + A_2^2 – 2{A_1}{A_2}{\rm{cos(}}{\varphi _1} – {\varphi _2})} $

C. $A = \sqrt {A_1^2 + A_2^2 + 2{A_1}{A_2}{\rm{cos(}}{\varphi _1} + {\varphi _2})} $ D. $A = \sqrt {A_1^2 + A_2^2 – 2{A_1}{A_2}{\rm{cos(}}{\varphi _1} + {\varphi _2})} $

Câu 9 (VD): Một nguồn âm, được coi như nguồn điểm phát âm đều theo mọi phương, có công suất 0,02W. Cường độ âm chuẩn là I0 = 10– 12 W/m2. Coi môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại một điểm ở cách nguồn âm 10 m có giá trị gần đúng là.

A. 43dB B. 86dB C. 72dB D. 93,8dB

Câu 10 (NB): Phát biểu nào sau đây về sóng cơ là sai?

A. Sóng dọc là sóng có các phần tử dao động theo phương trùng với phương truyền sóng

B. Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kì

C. Sóng cơ là quá trình lan truyền dao động cơ trong một môi trường liên tục

D. Sóng ngang là sóng có các phần tử dao động theo phương ngang

Câu 11 (NB): Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp nằm trên đường nối tâm hai sóng bằng

A. hai lần bước sóng B. một bước sóng C. một phần tư bước sóng D. một nửa bước sóng

Câu 12 (NB): Kết luận nào sau đây là sai khi nói về công suất P của mạch điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng U và cường độ hiệu dụng I .

A. Đối với mạch chỉ có R thì P =UI B. Đối với mạch RL nối tiếp thì P > 0

C. Đối với mạch LC nối tiếp thì P = 0 D. Đối với mạch RC nối tiếp thì P < 0

Câu 13 (VD): Đặt điện áp u = $150\sqrt 2 $cos100πt (V) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở thuần là 150 V. Hệ số công suất của đoạn mạch là

A. 0,5 B. $\frac{{\sqrt 3 }}{2}$ C. $\frac{{\sqrt 3 }}{3}$ D. 1

Câu 14 (TH): Với UR, UL, UC là các điện áp hiệu dụng và uR, uL, uC là các điện áp tức thời của điện trở thuần R, cuộn thuần cảm L và tụ điện C, I và i là cường độ dòng điện hiệu dụng và tức thời qua các phần tử đó. Biểu thức nào sau đây không đúng?

A. $i = \frac{{{u_R}}}{R}$ B. $i = \frac{{{u_L}}}{{{Z_L}}}$ C. $I = \frac{{{U_R}}}{R}$ D. $I = \frac{{{U_C}}}{{{Z_C}}}$

Câu 15 (NB): Gọi N1 , N2 lần lượt là số vòng dây của cuộn sơ cấp và thứ cấp của 1 máy biến áp lý tưởng Gọi U1 , I1 U2 , I2 lần lượt là điện áp và cường độ hiệu dụng của dòng điện chạy qua cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp. Kết luận nào sau đây không đúng?

A. $\frac{{{U_2}}}{{{U_1}}} = \frac{{{N_2}}}{{{N_1}}}$ B. $\frac{{{U_2}}}{{{U_1}}} = \frac{{{I_1}}}{{{I_2}}}$ C. $\frac{{{U_2}}}{{{U_1}}} = \frac{{{N_1}}}{{{N_2}}}$ D. $\frac{{{I_2}}}{{{I_1}}} = \frac{{{N_1}}}{{{N_2}}}$

Câu 16 (NB): Một dòng điện xoay chiều hình sin có biểu thức $i = \cos (100\pi t + \frac{\pi }{3})A$, t tính bằng giây. Kết luận nào sau đây là không đúng

A. Biên độ của dòng điện là 1A B. Cường độ hiệu dụng của dòng điện là 2A

C. Tần số của dòng điện là 50 Hz D. Chu kì của dòng điện là 0,02 s

Câu 17 (NB): Tại nơi có gia tốc trọng trường g, một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc α0Biết khối lượng vật nhỏ của con lắc là m, chiều dài dây treo là l, mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của con lắc là

A. $\frac{1}{2}mg\ell {\alpha _0}$ B. 2mglα02 C. $\frac{1}{2}mg\ell \alpha _0^2$ D. mglα02

Câu 18 (NB): Vận tốc của chất điểm dao động điều hoà có độ lớn cực đại khi

A. li độ bằng không B. gia tốc có độ lớn cực đại

C. li độ có độ lớn cực đại. D. pha dao động cực đại

Câu 19 (NB): Trong bài hát “Tiếng đàn bầu” do nam ca sĩ Trọng Tấn trình bày có câu “cung thanh là tiếng mẹ,cung trầm là giọng cha”. “thanh”, “trầm” trong câu hát này là chỉ đặc tính nào của âm dưới đây?

A. ngưỡng nghe B. độ cao. C. độ to. D. âm sắc.

Câu 20 (VD): Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, có biên độ lần lượt là A và $A\sqrt 3 $. Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động trên là 2A thì độ lệch pha giữa chúng là

A. $\frac{{2\pi }}{3}$ B. $\frac{\pi }{3}$ C. $\frac{\pi }{2}$ D. $\frac{\pi }{6}$

Câu 21 (NB): Chọn phát biểu sai. Máy phát điện xoay chiều ba pha.

A. hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ và việc sử dụng từ trường quay

B. biến đổi điện năng thành cơ năng.

C. có phần ứng gồm ba cuộn dây giống hệt nhau đặt lệch nhau 1200 trên vành tròn của stato.

D. Tạo ra ba suất điện động cùng biên độ, cùng tần số nhưng lệch pha nhau góc $\frac{{2\pi }}{3}$

Câu 22 (VD): Cho dòng điện có cường độ $i = 5\sqrt 2 {\rm{cos100}}\pi {\rm{t}}$ (i tính bằng A, t tính bằng s) chạy qua cuộn cảm thuần có độ tự cảm $\frac{{0,4}}{\pi }$H. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm bằng:

A. $200\sqrt 2 V$ B. 200V C. $220\sqrt 2 V$ D. 220V

Câu 23 (NB): Một chất điểm dao động theo phương trình x = 6 cos ωt (cm). Dao động của chất điểm có biên độ là.

A. 2cm B. 12cm C. 6cm D. 3cm

Câu 24 (NB): Khi động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động ổn định với tốc độ quay của từ trường không đổi thì tốc độ quay của rôto.

A. lớn hơn tốc độ quay của từ trườ B. nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường

C. luôn bằng tốc độ quay của từ trường. D. có thể lớn hơn hoặc bằng tốc độ quay của từ trường, tùy thuộc tải sử dụng.

Câu 25 (VD): Đặt điện áp u = $220\sqrt 2 $cos100πt (V) vào hai đầu đoạn mạch điện gồm hai phần tử R và C. Biết R = 50Ω và Zc =$50\sqrt 3 $Ω. Nếu muốn cường độ dòng điện trong mạch cùng pha với điện áp hai đầu đoạn mạch thì phải mắc nối tiếp vào mạch một cuộn dây thuần cảm . Công suất của mạch và cảm kháng của cuộn cảm trong trường hợp này bằng

A. P = 1936W; ZL = $50\sqrt 3 $ Ω B. P = 968W; ZL = $50\sqrt 3 $ Ω

C. P = 242W; ZL = 50 Ω D. P = 484W; ZL = $50\sqrt 3 $Ω

Câu 26 (VD): Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn kết hợp và B cách nhau 21cm, dao động đều hòa cùng pha với nhau và theo phương thẳng đứng. Biết tốc độ truyền sóng không đổi trong quá trình lan truyền, bước sóng do mỗi nguồn trên phát ra bằng 6cm. Trên đoạn thẳng AB, số điểm có biên độ dao động cực đại

A. B. C. D. 5

Câu 27 (VD): Cho một đoạn mạch điện gồm điện trở R = 50Ω mắc nối tiếp với một cuộn dây thuần cảm $L = \frac{{0,5}}{\pi }H$. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp $u = 100\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t – \frac{\pi }{4}} \right)V$. Cường độ dòng điện hiệu dụng của dòng điện trong đoạn mạch này bằng:

A. I=1A B. $I = \sqrt 2 A$ C. I = 2A D. $I = 2\sqrt 2 A$

Câu 28 (VD): Một sóng truyền trong một môi trường với vận tốc 110m/s và có bước sóng 0,25m. Tần số của sóng đó là

A. 440Hz B. 50Hz C. 220Hz D. 27,5Hz

Câu 29 (VD): Mạch điện X chỉ có một một điện trở thuần R có biểu thức dòng điện và điện áp lần lượt : $i = 2\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)A$ và $u = 200\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)A$. Hãy xác định giá trị điện trở thuần R đó?

A. R = 100Ω B. R = 200Ω C. $R = 100\sqrt 2 \Omega $ D. $R = 50\sqrt 2 \Omega $

Câu 30 (VD): Một vật nhỏ hình cầu khối lượng m được treo vào lò xo nhẹ có độ cứng k. Vật dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với phương trình $x = 2\cos (10t – \frac{\pi }{6})$ (trong đó x tính bằng cm, t tính bằng s).Vận tốc của vật khi đi qua vị trí cân bằng là

A. 200cm/s B. 20πcm/s C. 20m/s D. 20cm/s

Câu 31 (VD): Một máy biến áp lí tưởng có số vòng cuộn sơ cấp 1000 vòng, nối hai đầu cuộn sơ cấp với nguồn có hiệu điện thế hiệu dụng 220 V thì hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở 484 V. Số vòng của cuộn thứ cấp là.

A. 454 vòng B. 2000 vòng C. 704 vòng D. 2200 vòng

Câu 32 (VD): Một một con lắc lò xo dao động điều hòa với biên độ 6 cm. Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Khi vật có động năng bằng ¾ lần cơ năng thì vật cách vị trí cân bằng một đoạn:

A. 4,5cm B. 6cm C. 3cm D. 4cm

Câu 33 (VD): Con lắc lò xo dao động trên phương ngang với với quỹ đạo có độ dài 8 cm; lò xo nhẹ có độ cứng k = 50 N/m. Tinh giá trị cực đại của lực kéo về tác dụng lên con lắc?

A. 2N B. 3N C. 4N D. 5N

Câu 34 (VD): Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên măt nước, hai nguồn S1, S2 dao động với tần số 40 Hz. Tốc độ truyền sóng là 0,5 m/s. Tìm khoảng cách giữa hai điểm cực đại giao thoa cạnh nhau trên đoạn S1S2 ?

A. 0,625m B. 0,625cm C. 0,625mm D. 6cm

Câu 35 (VD): Đặt điện áp xoay chiều với điện áp hiệu dụng U vào hai đầu đoạn mạch điện RLC không phân nhánh. Điện áp hiệu dụng hai đầu điện trở thuần là 240V, hai đầu cuộn dây thuần cảm là 120V và hai đầu tụ điện là 20V. Tính điện áp hiệu dụng U ở hai đầu đoạn mạch này?

A. 340V B. 120V C. 260V D. 480V

Câu 36 (VD): Đặt điện áp u = $100\sqrt 2 \cos \omega t$ (V) vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện qua đoạn mạch là i = $2\sqrt 2 \cos \left( {\omega t + \frac{\pi }{3}} \right)$ (A). Tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch

A. 50W B. 70W C. 80W D. 100W

Đáp án

1-B 2-D 3-D 4-A 5-A 6-A 7-C 8-A 9-C 10-D
11-D 12-D 13-D 14-B 15-C 16-B 17-C 18-A 19-B 20-C
21-B 22-B 23-C 24-B 25-B 26-C 27-A 28-A 29-A 30-D
31-D 32-D 33-A 34-B 35-C 36-D 37- 38- 39- 40-

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án B

Phương pháp giải:

– Tốc độ góc trong dao động của con lắc lò xo: $\omega = \sqrt {\frac{k}{m}} $

– Mối liên hệ giữa tốc độ góc và tần số: $f = \frac{\omega }{{2\pi }}$

Giải chi tiết:

Tần số dao động riêng của con lắc lò xo: $f = \frac{\omega }{{2\pi }} = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{k}{m}} $

Câu 2: Đáp án D

Phương pháp giải:

Ở Việt Nam, mạng điện dân dụng 1 pha có điện áp hiệu dụng 220V và tần số là 50Hz

Giải chi tiết:

Ở Việt Nam, mạng điện dân dụng 1 pha có điện áp hiệu dụng 220V và tần số là 50Hz

Câu 3: Đáp án D

Phương pháp giải:

Cảm kháng ZL = ωL

Định luật Ôm cho đoạn mạch: U = IR

Mạch RL có tổng trở: $Z = \sqrt {{R^2} + Z_L^2} $

Mạch RL có u sớm pha hơn i một góc φ có: tanφ = $\frac{{{Z_L}}}{R}$

Giải chi tiết:

Cảm kháng ZL = ωL = 100π.0,5/π = 50Ω

Mạch RL có tổng trở: $Z = \sqrt {{R^2} + Z_L^2} = 50\sqrt 2 \Omega $

Mạch RL có u sớm pha hơn i một góc φ có: tanφ = $\frac{{{Z_L}}}{R}$ =1 nên φ = π/4.

Vậy i có pha là $\frac{{ – \pi }}{4} – \frac{\pi }{4} = – \frac{\pi }{2}$

Cường độ dòng điện cực đại: ${I_0} = \frac{{{U_0}}}{Z} = \frac{{100\sqrt 2 }}{{50\sqrt 2 }} = 2A$

Vậy biểu thức dòng điện $i = 2\cos \left( {100\pi t – \frac{\pi }{2}} \right)A$

Câu 4: Đáp án A

Phương pháp giải:

Điều kiện xảy ra sóng dừng trên sợi dây có hai đầu cố định là: $\ell = k\frac{\lambda }{2}$, với k là số bó sóng

Giải chi tiết:

Điều kiện xảy ra sóng dừng trên sợi dây có hai đầu cố định là: $\ell = k\frac{\lambda }{2}$

Trên dây có 4 bó sóng nên $\ell = k\frac{\lambda }{2} = 2\lambda = 150cm \Rightarrow \lambda = 75cm = 0,75m$

Câu 5: Đáp án A

Phương pháp giải:

Trong không khí con lắc đơn dao động tắt dần là do lực cản của môi trường.

Giải chi tiết:

Trong không khí con lắc đơn dao động tắt dần là do lực cản của môi trường.

Câu 6: Đáp án A

Phương pháp giải:

Phương trình sóng tổng quát: $u = A\cos \left( {\frac{{2\pi }}{T}t – 0,02\pi x} \right)$

Bước sóng λ = vT

Giải chi tiết:

Phương trình sóng tổng quát: $u = A\cos \left( {\frac{{2\pi }}{T}t – \frac{{2\pi x}}{\lambda }} \right) \Leftrightarrow u = A\cos \left( {\frac{{2\pi }}{T}t – 0,02\pi x} \right)$

Nên $\frac{{2\pi x}}{\lambda } = 0,02\pi x \Rightarrow \lambda = 100cm = 1m$

Chu kỳ sóng: $T = \frac{\lambda }{v} = \frac{1}{2} = 0,5{\rm{s}}$

Câu 7: Đáp án C

Phương pháp giải:

Tốc độ góc của dao động điều hòa của con lắc đơn: $\omega = \sqrt {\frac{g}{\ell }} $

Mối liên hệ gữa chu kỳ dao động và tốc độ góc: $T = \frac{{2\pi }}{\omega }$

Giải chi tiết:

Chu kỳ dao động của con lắc đơn:  $T = \frac{{2\pi }}{\omega } = 2\pi \sqrt {\frac{\ell }{g}} = 2\pi \sqrt {\frac{{0,81}}{{{\pi ^2}}}} = 1,8s$

Câu 8: Đáp án A

Biên độ dao động tổng hợp là: $A = \sqrt {A_1^2 + A_2^2 – 2{A_1}{A_2}{\rm{cos(}}{\varphi _1} – {\varphi _2})} $

Câu 9: Đáp án C

Phương pháp giải:

Công thức tính mức cường độ âm: $L = 10\lg \frac{I}{{{I_0}}}(dB)$

Cường độ âm tại điểm cách nguồn P một đoạn R là: $I = \frac{P}{{4\pi {R^2}}}$

Giải chi tiết:

Cường độ âm tại điểm cách nguồn âm P = 0,02W một đoạn R = 10m là:

$I = \frac{P}{{4\pi {R^2}}} = \frac{{0,02}}{{4\pi {{.10}^2}}} = 1,{59.10^{ – 5}}{\rm{W}}/{m^2}$

Mức cường độ âm tại điểm đó là: $L = 10\lg \frac{I}{{{I_0}}}(dB) = 10\lg \frac{{1,{{59.10}^{ – 5}}}}{{{{10}^{ – 12}}}} = 72dB$

Câu 10: Đáp án D

Phương pháp giải:

Sóng ngang là sóng có các phần tử dao động vuông góc với phương truyền sóng

Giải chi tiết:

Sóng ngang là sóng có các phần tử dao động theo phương ngang là phát biểu sai

Câu 11: Đáp án D

Phương pháp giải:

Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp nằm trên đường nối tâm hai sóng bằngmột nửa bước sóng

Giải chi tiết:

Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp nằm trên đường nối tâm hai sóng bằngmột nửa bước sóng

Câu 12: Đáp án D

Phương pháp giải:

Công suất của mạch điện luôn là số dương

Giải chi tiết:

Công suất của mạch điện luôn là số dương nên P > 0

Câu 13: Đáp án D

Phương pháp giải:

Hệ số công suất cosφ = R/Z

Vì dòng điện qua mạch có giá trị hiệu dụng giống nhau nên tỉ số giữa các điện trở bằng tỉ số giữa các điện áp: R/Z = UR/U

Liên hệ giữa giá trị hiệu dụng và giá trị cực đại: $U = \frac{{{U_0}}}{{\sqrt 2 }}$

Giải chi tiết:

Hệ số công suất $\cos \varphi = \frac{R}{Z} = \frac{{{U_R}}}{U} = \frac{{{U_R}.\sqrt 2 }}{{{U_0}}} = \frac{{150.\sqrt 2 }}{{150\sqrt 2 }} = 1$

Câu 14: Đáp án B

Phương pháp giải:

Trong mạch điện xoay chiều, i cùng pha với uR; sớm pha π/2 so với uC, trễ pha π/2 so với uL.

Định luật Ôm cho đoạn mạch: I = U/Z

Giải chi tiết:

Vì uL và I khác pha nên biểu thức không đúng là $i = \frac{{{u_L}}}{{{Z_L}}}$

Câu 15: Đáp án C

Phương pháp giải:

Công thức cho máy biến áp lí tưởng: $\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{N_1}}}{{{N_2}}} = \frac{{{I_2}}}{{{I_1}}}$

Giải chi tiết:

Biểu thức không đúng cho máy biến áp lý tưởng là $\frac{{{U_2}}}{{{U_1}}} = \frac{{{N_1}}}{{{N_2}}}$

Câu 16: Đáp án B

Phương pháp giải:

Liên hệ giữa giá trị hiệu dụng và cực đại là: $I = \frac{{{I_0}}}{{\sqrt 2 }}$

Liên hệ giữa chu kỳ và tần số với tốc độ góc: $T = \frac{{2\pi }}{\omega },f = \frac{\omega }{{2\pi }}$

Giải chi tiết:

Phát biểu sai là cường độ dòng điện hiệu dụng là 2A vì cường độ hiệu dụng là $\frac{1}{{\sqrt 2 }}$ A

Câu 17: Đáp án C

Phương pháp giải:

Công thức tính cơ năng của con lắc đơn là: $\frac{1}{2}mg\ell \alpha _0^2$

Giải chi tiết:

Công thức tính cơ năng của con lắc đơn là: $\frac{1}{2}mg\ell \alpha _0^2$

Câu 18: Đáp án A

Phương pháp giải:

Trong dao động điều hòa, vận tốc có độ lớn cực đại khi vật đi qua vị cân bằng.

Giải chi tiết:

Vận tốc của chất điểm dao động điều hoà có độ lớn cực đại khi đ qua vị trí cân bằng, tức là li độ bằng không

Câu 19: Đáp án B

Phương pháp giải:

Thanh, trầm là chỉ độ cao của âm

Giải chi tiết:

Thanh, trầm là chỉ độ cao của âm

Câu 20: Đáp án C

Phương pháp giải:

Công thức tính biên độ dao động tổng hợp: $A = \sqrt {A_1^2 + A_2^2 + 2{A_1}{A_2}{\rm{cos}}\varphi } $

Giải chi tiết:

Công thức tính biên độ dao động tổng hợp: $A = \sqrt {A_1^2 + A_2^2 + 2{A_1}{A_2}{\rm{cos}}\varphi } \Rightarrow 2A = \sqrt {{A^2} + {{(A\sqrt 3 )}^2} + 2.A.A\sqrt 3 .c{\rm{os}}\varphi } \Rightarrow c{\rm{os}}\varphi {\rm{ = 0}} \Rightarrow \varphi {\rm{ = }}\frac{\pi }{2}$

Câu 21: Đáp án B

Phương pháp giải:

Máy phát điện xoay chiều 3 pha biến đổi cơ năng thành điện năng

Giải chi tiết:

Máy phát điện xoay chiều 3 pha biến đổi điện năng thành cơ năng là sai

Câu 22: Đáp án B

Phương pháp giải:

Cảm kháng Z­L = ωL

Định luật Ôm U = IZ

Liên hệ giữa giá trị hiệu dụng và cực đại: $I = \frac{{{I_0}}}{{\sqrt 2 }}$

Giải chi tiết:

Cảm kháng Z­L = ωL = 40Ω

Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm: ${U_L} = I{Z_L} = \frac{{{I_0}{Z_L}}}{{\sqrt 2 }} = \frac{{5\sqrt 2 .40}}{{\sqrt 2 }} = 200V$

Câu 23: Đáp án C

Phương pháp giải:

Biểu thức dao động điều hòa: x = Acos(ωt + φ) với A là biên độ dao động

Giải chi tiết:

Dao động x = 6 cos ωt (cm) có biên độ là A = 6cm

Câu 24: Đáp án B

Phương pháp giải:

Khi động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động ổn định với tốc độ quay của từ trường không đổi thì tốc độ quay của rôto nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường

Giải chi tiết:

Khi động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động ổn định với tốc độ quay của từ trường không đổi thì tốc độ quay của rôto nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường

Câu 25: Đáp án B

Phương pháp giải:

Mạch có u và i cùng pha thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Khi đó ZL = ZC

Công suất mạch điện khi xảy ra cộng hưởng: $P = \frac{{{U^2}}}{R}$

Liên hệ giữa giá trị cực đại và hiệu dụng: $U = \frac{{{U_0}}}{{\sqrt 2 }}$

Giải chi tiết:

Mạch có u và i cùng pha thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Khi đó ZL = ZC = $50\sqrt 3 $Ω

Công suất mạch điện khi xảy ra cộng hưởng: $P = \frac{{{U^2}}}{R} = \frac{{U_0^2}}{{2R}} = \frac{{{{(220\sqrt 2 )}^2}}}{{2.50}} = 968W$

Câu 26: Đáp án C

Phương pháp giải:

Hai nguồn cùng pha xảy ra giao thoa tại M xảy ra cực đại giao thoa thì hiệu đường đi từ M tới hai nguồn thỏa mãn d2 – d1 = kλ

Giải chi tiết:

Tại M có cực đại giao thoa thì: MA – MB = kλ

Mà M nằm trên đoạn AB nên –AB ≤MA – MB ≤AB

Ta có: $ – 21 \le k\lambda \le 21 \Rightarrow – 21 \le 6k \le 21 \Rightarrow – 3,5 \le k \le 3,5$

Vì k nguyên nên k nhận giá trị ( -3 ; -2 ; -1 ; 0 ; 1 ; 2 ; 3)

Vậy có 7 điểm dao động cực đại trên AB

Câu 27: Đáp án A

Phương pháp giải:

Cảm kháng ZL = ωL

Mạch RL có tổng trở: $Z = \sqrt {{R^2} + Z_L^2} $

Liên hệ giữa giá trị hiệu dụng và cực đại: $U = \frac{{{U_0}}}{{\sqrt 2 }}$

Định luật Ôm cho đoạn mạch: U = IZ

Giải chi tiết:

Cảm kháng ZL = ωL = 50Ω

Mạch RL có tổng trở: $Z = \sqrt {{R^2} + Z_L^2} = \sqrt {{{50}^2} + {{50}^2}} = 50\sqrt 2 \Omega $

Cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch: $I = \frac{U}{Z} = \frac{{{U_0}}}{{\sqrt 2 .Z}} = \frac{{100\sqrt 2 }}{{\sqrt 2 .50.\sqrt 2 }} = 1A$

Câu 28: Đáp án A

Phương pháp giải:

Bước sóng λ = v/f

Giải chi tiết:

Bước sóng λ = v/f và 0,25 = 110/f

Vật tần số sóng là:  f = 440Hz

Câu 29: Đáp án A

Phương pháp giải:

Định luật Ôm cho đoạn mạch: U = IR

Liên hệ giữa giá trị hiệu dụng và cực đại: $U = \frac{{{U_0}}}{{\sqrt 2 }};I = \frac{{{I_0}}}{{\sqrt 2 }}$

Giải chi tiết:

Điện trở thuần R của mạch: $R = \frac{U}{I} = \frac{{{U_0}}}{{{I_0}}} = \frac{{200\sqrt 2 }}{{2\sqrt 2 }} = 100\Omega $

Câu 30: Đáp án D

Phương pháp giải:

Khi qua vị trí cân bằng vật có tốc độ cực đại vmax = ωA

Giải chi tiết:

Khi qua vị trí cân bằng vật có tốc độ cực đại vmax = ωA = 10.2 = 20cm/s

Câu 31: Đáp án D

Phương pháp giải:

Công thức máy biến áp: $\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{N_1}}}{{{N_2}}}$

Giải chi tiết:

Công thức máy biến áp: $\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{N_1}}}{{{N_2}}} \Rightarrow \frac{{220}}{{484}} = \frac{{1000}}{{{N_2}}} \Rightarrow {N_2} = 2200$ vòng

Câu 32: Đáp án D

Phương pháp giải:

Cơ năng bằng tổng động năng và thế năng

Cơ năng của dao động: W = 0,5kA2

Thế năng của dao động: Wt = 0,5kx2

Giải chi tiết:

Theo đề bài: ${W_d} = \frac{3}{4}W \Rightarrow {W_t} = \frac{1}{4}W \Rightarrow 0,5k{x^2} = \frac{1}{4}.0,5k{A^2} \Leftrightarrow x = 0,5A$

Vậy khi đó vật cách vị trí cân bằng một đoạn x = 0,5.6 = 3cm

Câu 33: Đáp án A

Phương pháp giải:

Công thức tính lực kéo về: F = -kx

Lực kéo về có độ lớn cực đại khi li độ x cực tiểu

Vật dao động theo phương ngang có độ dài quỹ đạo là 2 lần biên độ

Giải chi tiết:

Biên độ dao động A = 4cm

Công thức tính lực kéo về: F = -kx

Lực kéo về có độ lớn cực đại khi li độ x cực tiểu = -A =- 4cm = -0,04m

Lực kéo về cực đại: Fmax = -50.(-0,04) = 2N

Câu 34: Đáp án B

Phương pháp giải:

Bước sóng λ = v/f

Khoảng cách giữa hai cực đại giao thoa liên tiếp là 1 nửa bước sóng

Giải chi tiết:

Bước sóng λ = v/f = 0,5/40 = 0,0125m = 1,25cm

Khoảng cách giữa hai cực đại giao thoa liên tiếp là 1 nửa bước sóng = 1,25/2 = 0,625cm

Câu 35: Đáp án C

Phương pháp giải:

Mạch RLC có điện áp hiệu dụng: $U = \sqrt {U_R^2 + {{({U_L} – {U_C})}^2}} $

Giải chi tiết:

Mạch RLC có điện áp hiệu dụng: $U = \sqrt {U_R^2 + {{({U_L} – {U_C})}^2}} = \sqrt {{{240}^2} + {{(120 – 20)}^2}} = 260V$

Câu 36: Đáp án D

Phương pháp giải:

Công suất tiêu thụ P = UIcosφ, với φ là độ lệch pha giữa u và i

Liên hệ giữa giá trị hiệu dụng và cực đại: $U = \frac{{{U_0}}}{{\sqrt 2 }};I = \frac{{{I_0}}}{{\sqrt 2 }}$

Giải chi tiết:

Công suất tiêu thụ của mạch: $P = UI\cos \varphi = \frac{{{U_0}}}{{\sqrt 2 }}.\frac{{{I_0}}}{{\sqrt 2 }}.\cos \frac{\pi }{3} = \frac{{100\sqrt 2 }}{{\sqrt 2 }}.\frac{{2\sqrt 2 }}{{\sqrt 2 }}.\cos \frac{\pi }{3} = 100W$

 

Bài trướcĐề Thi Học Kì 1 Vật Lý 12 Trường THPT Nguyễn Công Trứ TP Hồ Chí Minh Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết
Bài tiếp theoĐề Thi Học Kì 1 Vật Lý 12 Trường THPT Tây Thạnh TP Hồ Chí Minh Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây