Đề Vật Lý Thi Học Kì 1 Lớp 10 Trường THPT Trần Quốc Tuấn Quảng Ninh Có Lời Giải Và Đáp Án Chi Tiết

0
190

Đề Vật Lý thi học kì 1 lớp 10 Trường THPT Trần Quốc Tuấn Quảng Ninh có lời giải và đáp án chi tiết gồm 12 bài tập trắc nghiệm. Các bạn xem ở dưới.

TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN QUẢNG NINH

Năm 2017-2018

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN: Vật Lí – Lớp 10

Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chọn đáp án sai.

A. Trong chuyển động thẳng đều vận tốc được xác định bằng công thức: $v = {v_0} + at$

B. Quãng đường đi được của chuyển động thẳng đều được tính bằng công thức:s =v.t

C. Trong chuyển động thẳng đều tốc độ trung bình trên mọi quãng đường là như nhau.

D. Phương trình chuy ển động của chuyển động thẳng đều là: x = x0 +vt.

Câu 2: Thuyền chuyển động cùng chiều dòng nước với vận tốc 8km/h đối với nước. Vận tốc của nước chảy đối với bờ là 2,5 km/h .Vận tốc của thuyền đối với bờ là :

A. 5,25 km/h B. 5,5km/h C. 8,83km/h D. 10,5 km/h

Câu 3: Một tấm ván AB nặng 270N, được bắc qua một con mương. Trọng tâm G của tấm ván cách điểm tựa A một đoạn là 0,8m và cách điểm tựa B là 1,6m. Lực mà tấm ván tác dụng lên điểm tựa A là:

A. 160N. B. 180N. C. 90N. D. 80N.

Câu 4: Chọn câu đúng : công thức tính đường đi trong chuyển động rơi tự do là ?

A. $s = 2gt$ B. $s = \frac{1}{2}gt$ C. $s = \frac{1}{2}g{t^2}$ D. $s = gt$

Câu 5: Biểu thức nào là biểu thức mômen của lực đối với một trục quay?

A. $\frac{{{F_1}}}{{{d_1}}} = \frac{{{F_2}}}{{{d_2}}}$ B. ${F_1}{d_1} = {F_2}{d_2}$ C. $M = Fd$ D. $M = \frac{F}{d}$

Câu 6: Một vật được ném ngang ở độ cao h sau 2 giây với vận tốc ban đầu là 25 m/s .Tầm ném xa của vật là Lấy g=10 m/s2

A. 25m B. 40m C. 50m D. 30 m

Câu 7: Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là giá của trọng lực phải

A. Nằm ngoài mặt chân đế B. Trùng với mặt chân đế.

C. Không xuyên qua mặt chân đế D. Xuyên qua mặt chân đế

Câu 8: Ôtô chở hàng nhiều, chất đầy hàng nặng trên nóc xe dễ bị lật vì…

A. Xe chở quá nặng.

B. Giá của trọng lực tác dụng lên xe đi qua mặt chân đế.

C. Vị trí của trọng tâm của xe cao so với mặt chân đế.

D. Mặt chân đế của xe quá nhỏ.

Câu 9: Điều kiện cân bằng của của một vật chịu tác dụng của 3 lực không song song là:

A. ba lực phải có giá đồng quy,đồng phẳng và hợp lực của 2 lực phải cân bằng với lực thứ ba

B. ba lực phải có giá đồng phẳng

C. ba lực phải có giá đồng quy,đồng phẳng

D. ba lực phải có giá đồng quy

Câu 10: Biểu thức của dịnh luật Huc về lực đàn hồi của lò xo là

A. $\Delta l = l – {l_0}$ B. $F = k.\left| {\Delta l} \right|$ C. $F = k/\left| {\Delta l} \right|$ D. $F = {k^2}.\left| {\Delta l} \right|$

Câu 11: Một vật đang chuyển động với vận tốc 5m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì

A. vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại.

B. vật đổi hướng chuyển động.

C. vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 5m/s.

D. vật dừng lại ngay.

Câu 12: Câu nào đúng? Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Niutơn

A. Không cần phải bằng nhau về độ lớn

B. Tác dụng vào hai vật khác nhau

C. Phải bằng nhau về độ lớn nhưng không cần phải cùng giá

D. Tác dụng vào cùng một vật

PHẦN TỰ LUẬN

Câu 13: Từ đỉnh tháp cao 80 m so với mặt đất, ném một vật nhỏ theo phương ngang với vận tốc ban đầu v0= 30 m/s. Bỏ qua lực cản không khí. Lấy g = 10 m/s2.

a, Tính thời gian chuyển động của vật đến khi chạm đất.

b, Xác định tầm bay xa của vật.

c, Vẽ quĩ đạo đường đi của vật.

Câu 14: Một hộp chứa cát ban đầu đứng yên, được kéo trên sàn nhà bằng một sợi dây với lực kéo F= 1200N. Hệ số ma sát giữa hộp với sàn là µ= 0,38. Lấy g= 9,8 m/s2.

Biểu diễn các lực tác dụng lên hộp cát trên hình vẽ. Từ đó, viết phương trình định luật II Niu-tơn đối với hộp cát.

Góc giữa dây kéo và phương ngang là bao nhiêu để kéo được lượng cát lớn nhất? Tính khối lượng cát và hộp khi đó?

Đáp án

1-A 2-D 3-B 4-C 5-C 6-C 7-D 8-C 9-A 10-B
11-C 12-B

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án A

Câu A sai vì vận tốc trong câu A có gia tốc

Câu 2: Đáp án D

Vì thuyền chuyển động cùng chiều với dòng nước nên vận tốc của thuyền đối với bờ là

$v = 8 + 2,5 = 10,5km/h$

Câu 3: Đáp án B

Hình vẽ biểu diễn lực:$\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{P_A} + {P_B} = 270N}\\{\frac{{{P_A}}}{{{P_B}}} = \frac{{GB}}{{GA}} = \frac{{1,6}}{{0,8}} = 2}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{P_A} + {P_B} = 270N}\\{{P_B} = \frac{{{P_A}}}{2}}\end{array}} \right. \Rightarrow \frac{{3{P_A}}}{2} = 270 \Rightarrow {P_A} = 180N$

Câu 4: Đáp án C

Câu 5: Đáp án C

Câu 6: Đáp án C

Chiều cao h là $h = \frac{1}{2}g{t^2} = \frac{1}{2}{.10.2^2} = 20m$

Tầm ném xa của vật là $L = {v_0}\sqrt {\frac{{2h}}{g}} = 25.\sqrt {\frac{{2.20}}{{10}}} = 50m$

Câu 7: Đáp án D

Câu 8: Đáp án C

Câu 9: Đáp án A

Câu 10: Đáp án B

Câu 11: Đáp án C

Câu 12: Đáp án B

Câu 13: Đáp án

a.  Thời gian chuyển động của vật:

$t = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} = \sqrt {\frac{{2 \times 80}}{{10}}} = 4s.$

b. Tầm bay xa $s = {\nu _o}t = 30 \times 4 = 120m.$

c)

Câu 14: Đáp án

a) Vẽ hình , biểu diễn đúng các lực tác dụng lên vậtPhương trình định luật II Niu-tơn đối với vật là:

$\vec F + \vec P + {\overrightarrow F _{ms}} + \overrightarrow N = m\overrightarrow a $

b) Chiếu (1) lên Oxy ta được:

Ox: F. cos a – F ms = m.a

Oy: F sina +N – P = 0

Từ đó rút ra $m = \frac{F}{{\mu g + a}}\left( {\cos \alpha + \mu \sin \alpha } \right)$ (2)

Từ (2) : Đk để $mMax$ là ${\left( {\cos \alpha + \mu \sin \alpha } \right)_{Max}}$ và ${\left( {\mu g + a} \right)_{Min}} \Rightarrow a = 0$

Theo bđt Bunhiacopxki: có $m \le \frac{{F\sqrt {1 + {\mu ^2}} }}{{\mu g}}$

$ \Rightarrow {m_{\max }} = 344,72kg$

Dấu = xảy ra khi $\mu = \tan \alpha = 0,38 \Rightarrow \alpha = 20,8^\circ $

 

Bài trướcĐề Vật Lý Thi Học Kì 1 Lớp 10 Trường THPT Đoàn Thượng Hải Dương Có Lời Giải Và Đáp Án Chi Tiết
Bài tiếp theoĐề Vật Lý Thi Học Kì 1 Lớp 10 Trường THPT Huỳnh Mẫn Đạt Kiêng Giang Có Lời Giải Và Đáp Án Chi Tiết

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây