Đề Thi Vật Lý 10 Học Kì 1 Trường THPT Tân Bình TP HCM Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

0
221

Đề thi Vật Lý 10 học kì 1 Trường THPT Tân Bình TP HCM có đáp án và lời giải chi tiết. Các bạn xem ở dưới.

SỞ GD&ĐT TP HCM

TRƯỜNG THPT TÂN BÌNH

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN: Vật Lí – Lớp 10

Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề

I. LÝ THUYẾT

Câu 1 (NB): Tổng hợp lực là gì? Phân tích lực là gì? Phát biểu quy tắc hình bình hành?

Câu 2 (NB): Phát biểu và viết công thức quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều.

Câu 3 (NB): Phát biểu định luật I Newton? Quán tính là gì?

II. BÀI TẬP

Câu 4 (VD): Một vật có khối lượng 2 kg chuyển động tròn đều với tốc độ góc 2 rad/s. Biết bán kính quỹ đạo là R = 5m. Hãy tính lực hướng tâm tác dụng lên vật.

A. 40N B. 50N C. 60N D. 70N

Câu 5 (VD): Một thanh đồng chất AB nhẹ, có chiều dài 0,6m. Khi đầu A gắn trục quay, đầu B được tác dụng một lực F vuông góc với mặt phẳng chứa trục quay và thanh AB, có độ lớn 25N. Tính mômen lực F đối với trục quay A?

A. 20N.m B. 15N.m C. 30N.m D. 35N.m

Câu 6 (VD): Khi treo quả cân 0,3kg vào đầu dưới một lò xo (đầu trên cố định), thì lò xo dài 0,31m. Khi treo thêm quả cân 0,2kg nữa thì lò xo dài 0,33m. Tính độ cứng của lò xo. Lấy g = 10m/s2.

A. 80N/m B. 90N/m C. 100N/m D. 110N/m

Câu 7 (VD): Một vật khối lượng 4kg được kéo bởi một lực hướng lên hợp với phương ngang một góc α= 300. Lực F có độ lớn 16N. Biết sau khi bắt đầu chuyển động 2s từ trạng thái đứng yên vật đi được quãng đường 4m. Lấy g = 10m/s2. Tính hệ số ma sát giữa vật và mặt ngang.

A. 0,158 B. 0,258 C. 0,358 D. 0,458

Câu 8 (VD): Một thanh AB đồng chất, tiết diện đều, có khối lượng không đáng kể, dài 1,2 m. Hai đầu A,B được treo các vật mcó trọng lượng P1 = 80N, vật m2 có trọng lượng P2 = 20N. Tại điểm C trên thanh AB, cách A 0,5m, treo thêm vật m3 có trọng lượng P3 = 30N. Hãy xác định vị trí đặt trục quay O trên thanh AB, O cách A một đoạn bao nhiêu để thanh cân bằng nằm ngang?

A. 0,1m B. 0,2m C. 0,3m D. 0,4m

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án

– Tổng hợp lực là thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng một lực có tác dụng giống y hệt như các lực ấy.

– Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.

– Quy tắc hình bình hành: Nếu hai lực đồng quy làm thành hai cạnh của hình bình hành, thì đường chéo kẻ từ điểm đồng quy biểu diễn hợp lực của chúng.

Câu 2: Đáp án

Quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều:

– Hợp lực của hai lực song song cùng chiều là một lực song song, cùng chiều với hai lực đó, độ lớn bằng tổng các độ lớn của hai lực đó.

– Giá của hợp lực chia khoảng cách giữa hai giá của hai lực song song thành những đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn của hai lực ấy.

Biểu thức: F1 + F2 = F

$\frac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \frac{{{d_2}}}{{{d_1}}}$

Câu 3: Đáp án

Định luật 1 Niu tơn: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng 0 thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn

Câu 4: Đáp án A

Phương pháp giải:

– Gia tốc hướng tâm: ${a_{ht}} = mr{\omega ^2} = \frac{{m{v^2}}}{r}$

– Lực hướng tâm: Fht = maht

Giải chi tiết:

Lực hướng tâm tác dụng lên vật:

Fht = maht = mRω2 = 2.5.22 = 40N

Câu 5: Đáp án B

Phương pháp giải:

Mô men lực đối với trục quay: M = F.d

Giải chi tiết:

Mô men của lực đối với trục quay A:

M = F.d = F.AB = 25.0,6 = 15 N.m

Câu 6: Đáp án C

Phương pháp giải:

– Trọng lượng của vật khối lượng m: P = mg

– Lực đàn hồi của lò xo: Fdh = k(l – l0)

– Vật treo vào lò xo cân bằng thì trọng lực cân bằng với lực đàn hồi

Giải chi tiết:

Vật cân bằng nên hợp lực tác dụng lên vật bằng 0.

Vì vật chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi và trọng lực nên hai lực đó phải cân bằng nhau.

Ta có: P = Fdh -> mg = k(l – l0)

+ Khi m = 0,3kg thì l = 0,31m : 0,3.10 = k.(0,31 – l0)

+ Khi m = 0,5kg thì l = 0,33m: 0,5.10 = k.(0,33 – l0)

Giải hệ hai phương trình ta được k = 100N/m

Câu 7: Đáp án B

Phương pháp giải:

– Quãng đường đi được: S = v0t + 0,5at2

– Lực ma sát: Fms = µN

– Trọng lực P = mg

– ÁP dụng định luật 2 Niu tơn: $\vec F = m\vec a$ và tiến hành chiếu biểu thức lên trục tọa độ thích hợp

Giải chi tiết:Quãng đường vật đi được: $S = {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2} \Rightarrow 4 = 0 + \frac{1}{2}a{.2^2} \Rightarrow a = \sqrt 2 m/{s^2}$

Các lực tác dụng lên vật được biểu diễn như hình vẽ.

Áp dụng định luật 2 Niu tơn: $\vec P + \vec N + \vec F + \overrightarrow {{F_{ms}}} = m\vec a$

Chiếu biểu thức lên trục Oy ta được: N – P = 0 => N = P = mg

Chiếu biểu thức lên trục Ox ta được:

$F – {F_{ms}} = ma \Leftrightarrow F – \mu N = ma \Leftrightarrow 16 – \mu .4.10 = 4\sqrt 2 \Rightarrow \mu = 0,258$

Câu 8: Đáp án C

Phương pháp giải:

Điều kiện cân bằng: Tổng Mô men của những lực làm vật quay cùng chiều kim đồng hồ bằng tổng mô men của những lực làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ.

Mô men lực: M = F.d

Giải chi tiết:

Giả sử O nằm trong đoạn BC

Gọi d1, d2, d3 lần lượt là khoảng cách từ giá của trọng lực các vật m1, m2, mđến O

Điều kiện cân bằng: MP1 + MP3 = MP2

Hay: ${P_1}.OA + {P_3}.OC = {P_2}.OB \Leftrightarrow {P_1}.OA + {P_3}.\left( {OA – 0,5} \right) = {P_2}.\left( {1,2 – OA} \right) \Rightarrow OA = 3m$

Vậy điểm O nằm giữa A và C, cách A một đoạn 0,3m

Bài trướcĐề Thi Vật Lý 10 Học Kì 1 Trường THPT Tây Thạnh TP HCM Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết
Bài tiếp theoĐề Thi Vật Lý 11 Học Kì 1 Trường THPT Sóc Sơn Hà Nội Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây