Đề Thi Học Kì 1 Hoá 12 Trường THPT Bắc Duyên Hà Thái Bình Có Lời Giải Và Đáp Án Chi Tiết

0
232

Đề thi Hoá 12 học kì 1 Trường THPT Bắc Duyên Hà Thái Bình có lời giải và đáp án chi tiết gồm 40 câu trắc nghiệm. Các bạn xem ở dưới.

SỞ GD&ĐT THÁI BÌNH

TRƯỜNG THPT BẮC DUYÊN HÀ

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN: Hóa – Lớp 12

Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề

Câu 1 (NB): Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là

A. PE. B. PVC. C. amilopectin. D. nhựa bakelit.

Câu 2 (VD): Cho 2,52 gam một kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo ra 6,84 gam muối sunfat. Kim loại đó là

A. Mg. B. Al. C. Fe. D. Zn.

Câu 3 (TH): So sánh tính bazo nào sau đây là đúng?

A. C2H5NH2 > CH3NH2 > C6H5NH2B. C6H5NH2 > C2H5NH2.

C. CH3NH2 > NH3 > C2H5NH2D. C6H5NH> CH3NH2 > NH3.

Câu 4 (NB): Để chứng minh glucozo có nhóm chứa anđehit, có thể dùng một trong ba phản ứng hóa học. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không chứng minh được nhóm chức anđehit của glucozo?

A. Khử glucozo bằng H2/Ni, toB. Oxi hóa glucozo bằng Cu(OH)2 đun nóng.

C. Lên men glucozo bằng xúc tác enzim. D. Oxi hóa glucozo bằng AgNO3/NH3.

Câu 5 (NB): Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là

A. etyl axetat. B. metyl axetat. C. propyl axetat. D. metyl propionat.

Câu 6 (VD): Glucozo lên men thành ancol etylic, toàn bộ khí sinh ra được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư tách ra 40 gam kết tủa, biết hiệu suất lên men đạt 75%. Khối lượng glucozo cần dùng là

A. 40 gam. B. 50 gam. C. 48 gam. D. 24 gam.

Câu 7 (VD): Để trung hòa 3,1 gam một amin đơn chức cần 100 ml dung dịch HCl 1M. Amin đó là

A. C3H7N. B. C3H9N. C. CH5N. D. C2H7N.

Câu 8 (NB): Kim loại Zn có thể khử được ion nào sau đây?

A. K+B. Mg2+C. Na+D. Cu2+.

Câu 9 (NB): Đốt cháy hoàn toàn một este X thu được nCO2 = nH2O. Este đó là

A. hai chức no, mạch hở. B. no, mạch hở.

C. đơn chức no, mạch hở. D. đơn chức.

Câu 10 (TH): Fe bị ăn mòn điện hóa khi tiếp xúc với kim loại M để ngoài không khí ẩm. Vậy M là

A. Mg. B. Al. C. Cu. D. Zn.

Câu 11 (TH): Phản ứng nào sau đây không xảy ra?

A. Zn + Pb2+ → B. Cu + Fe2+ → C. Al + Ag+ → D. Fe + Fe3+ →

Câu 12 (TH): Hợp chất nào sau đây là đipeptit?

A. H2N-CH2CH2CONH-CH2-COOH. B. H2N-CH2CONH-CH(CH3)-COOH.

C. H2N-CH2CH2CONH-CH2CH2COOH. D. H2N-CH2CONH-CH2CONH-CH2-COOH.

Câu 13 (TH): Chọn câu đúng: “Glucozo và fructozo …

A. đều tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở”.

B. đều tạo được dung dịch màu xanh lam khi tác dụng với Cu(OH)2“.

C. đều có nhóm chức -CHO trong phân tử”.

D. là hai dạng thù hình của cùng một chất”.

Câu 14 (VD): Xà phòng hóa hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp gồm hai este HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH 1M (đun nóng). Thể tích dung dịch NaOH tối thiểu cần dùng là

A. 400 ml. B. 150 ml. C. 300 ml. D. 200 ml.

Câu 15 (VD): Cho 6 gam một este của axit cacboxylic no đơn chức và ancol no đơn chức phản ứng vừa hết với 100 ml dung dịch NaOH 1M. Tên gọi của este đó là

A. propyl fomat. B. metyl axetat. C. metyl fomat. D. etyl axetat.

Câu 16 (VD): Trong chất béo luôn có một lượng axit tự do, để trung hòa 2,8 gam chất béo cần 3,0 ml dung dịch KOH 0,1M. Chỉ số axit của mẫu chất béo trên là

A. B. C. D. 5

Câu 17 (NB): Công thức chung của amin no, đơn chức, mạch hở là:

A. CnH2n+3N. B. CnH2n+1N. C. CxHyN. D. CnH2n+1NH2.

Câu 18 (TH): Cho các chất: etyl axetat, anilin, ancol etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là

A. B. C. D. 4

Câu 19 (NB): Cấu tạo của monome tham gia được phản ứng trùng ngưng là

A. thoả điều kiện về nhiệt độ, áp suất, xúc tác thích hợp.

B. trong phân tử phải có liên kết π hoặc vòng không bền.

C. các nhóm chức trong phân tử đều chứa liên kết đôi.

D. có ít nhất 2 nhóm chức có khả năng tham gia phản ứng.

Câu 20 (VD): Ngâm 1 lá Zn trong 50 ml dung dịch AgNO3 0,2M. Giả sử kim loại tạo ra bám hết vào là Zn. Sau khi phản ứng xảy ra xong lấy là Zn ra sất khô, đem cân, thấy:

A. Khối lượng là kẽm tăng 0,755 gam. B. Khối lượng lá kẽm tăng 0,215 gam.

C. Khối lượng lá kẽm tăng 0,43 gam. D. Khối lượng lá kẽm giảm 0,755 gam.

Câu 21 (TH): Đun nóng 37,5 gam dung dịch glucozo với lượng AgNO3/dung dịch NH3 dư, thu được 6,48 gam bạc. Nồng độ % của dung dịch gluczo là

A. 11,4%. B. 14,4%. C. 12,4%. D. 13,4%.

Câu 22 (TH): Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là

A. B. C. D. 3

Câu 23 (NB): Khi thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và

A. este đơn chức. B. phenol. C. ancol đơn chức. D. glixerol.

Câu 24 (TH): Cho các loại hợp chất: aminoaxit (X), muối amoni của axit cacboxylic (Y), amin (Z), este của aminoaxit (T). Dãy gồm các loại hợp chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH và đều tác dụng được với dung dịch HCl là

A. X, Y, Z, T. B. X, Y, T. C. Y, Z, T. D. X, Y, Z.

Câu 25 (TH): Thủy phân este E có công thức phân tử C4H8O2 (có mặt H2SO4 loãng xúc tác) thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y bằng một phản ứng duy nhất. Tên gọi của E là

A. etyl axetat. B. metyl propionat. C. ancol etylic. D. propyl fomat.

Câu 26 (NB): Khi đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ thu được hỗn hợp khí CO2 và hơi H2O có tỉ lệ mol 1:1. Chất này có thể lên men rượu. Chất đó là

A. Fructozo. B. Glucozo. C. Axit axetic. D. Saccarozo.

Câu 27 (NB): Kim loại có tính chất vật lý chung là

A. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính khó nóng chảy, ánh kim.

B. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim.

C. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính cứng.

D. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim, tính đàn hồi.

Câu 28 (TH): Thủy phân không hoàn toàn tetrapeptit X ngoài các α-aminoaxit còn thu được các đipeptit: Gly-Ala; Phe-Val; Ala-Phe. Cấu tạo đúng của X là

A. Gly-Ala-Val-Phe. B. Gly-Ala-Phe-Val. C. Val-Phe-Gly-Ala. D. Ala-Val-Phe-Gly.

Câu 29 (TH): Khi cho etylamin vào dung dịch FeCl3, hiện tượng nào xảy ra?

A. khói trắng bay ra. B. khí mùi khai bay ra. C. tạo kết tủa trắng. D. kết tủa màu đỏ nâu.

Câu 30 (VD): Xà phòng hóa hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là

A. 18,38 gam B. 17,80 gam C. 16,68 gam D. 18,24 gam

Câu 31 (TH): Nhận định sai là

A. Phân biệt mantozo và saccarozo bằng phản ứng tráng gương.

B. Phân biệt glucozo và saccarozo bằng phản ứng tráng gương.

C. Phân biệt tinh bột và xenlulozo bằng I2.

D. Phân biệt saccarozo và glixerol bằng Cu(OH)2.

Câu 32 (VD): Khi trùng ngưng 13,1 gam axit ε-aminocaproic với hiệu suất 80%, ngoài aminoaxit còn dư ta còn thu được m gam polime và 1,44 gam nước. m có giá trị là

A. 9,328 gam. B. 9,04 gam. C. 10,41 gam. D. 11,66 gam.

Câu 33 (VD): Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozo với dung dịch AgNO3/NH3 (dư) thì khối lượng Ag tối đa thu được là

A. 16,2 gam. B. 10,8 gam. C. 32,4 gam. D. 21,6 gam.

Câu 34 (NB): Monome dùng để điều chế thủy tinh hữu cơ (plexiglas) là

A. CH2=C(CH3)COOCH3B. CH2=CHCOOCH3.

C. CH3COOCH=CH2D. C6H5CH=CH2.

Câu 35 (NB): Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là

A. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2B. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh.

C. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2D. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2.

Câu 36 (TH): Ba ống nghiệm không nhãn, chứa riêng biệt ba dung dịch: glucozo, hồ tinh bột, glixerol. Để phân biệt 3 dung dịch, người ta dung thuốc thử

A. Dung dịch iot và dung dịch AgNO3/NH3,toB. Dung dịch axit.

C. Dung dịch iot. D. Phản ứng với Na.

Câu 37 (TH): Nhiệt độ sôi của C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH, CH3COOCH3 giảm dần theo thứ tự nào?

A. CH3COOH > C2H5OH > CH3COOCH3 > CH3CHO.

B. C2H5OH > CH3CHO > CH3COOCH3 > CH3COOH.

C. CH3COOH > CH3COOCH3 > C2H5OH > CH3CHO.

D. C2H5OH > CH3COOH > CH3CHO > CH3COOCH3.

Câu 38 (TH): Trong các phản ứng giữa các cặp chất sau, phản ứng nào làm cắt mạch polime

A. amilozo + H2B. poli(vinyl axetat) + H2O

C. poli(vinyl clorua) + ClD. cao su thiên nhiên + HCl

Câu 39 (TH): Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste tối đa được tạo ra là

A. B. C. D. 6

Câu 40 (NB): Đun nóng este CH3COOC2H5 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là

A. C2H5COONa và CH3OH. B. CH3COONa và CH3OH.

C. HCOONa và C2H5OH. D. CH3COONa và C2H5OH.

Đáp án

1-D 2-C 3-A 4-C 5-D 6-C 7-C 8-D 9-C 10-C
11-B 12-B 13-B 14-C 15-C 16-A 17-A 18-D 19-D 20-A
21-B 22-A 23-D 24-B 25-A 26-B 27-B 28-B 29-D 30-B
31-D 32-B 33-C 34-A 35-A 36-A 37-A 38-A 39-D 40-D

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án D

Phương pháp giải:

Ghi nhớ một số loại polime có cấu trúc mạng lưới không gian: cao su lưu hóa, nhựa bakelit, …

Giải chi tiết:

Nhựa bakelit là polime có cấu trúc mạng không gian.

Câu 2: Đáp án C

Phương pháp giải:

Viết và tính theo PTHH.

Giải chi tiết:

Giả sử kim loại có kí hiệu là M và có hóa trị là n.

PTHH: 2M + nH2SO4 → M2(SO4)n + 2H2

PT: 2M (g) 2M + 96n (g)

ĐB: 2,52 (g) 6,84 (g)

=> 6,84.2M = 2,52.(2M + 96n) => M = 28n

Ta thấy có 1 cặp nghiệm thỏa mãn: n = 2; M = 56

Vậy M là Fe.

Câu 3: Đáp án A

Phương pháp giải:

So sánh amin R-NH2

+ R là gốc đẩy e làm tăng tính bazo

+ R là gốc hút e làm giảm tính bazo

Giải chi tiết:

Tính bazo: C2H5NH2 > CH3NH2 > C6H5NH2

Câu 4: Đáp án C

Phản ứng lên men glucozo không chứng minh được glucozo có nhóm chức anđehit.

Câu 5: Đáp án D

Phương pháp giải:

Dựa vào cách đọc tên este: Tên este = tên gốc ancol + tên gốc axit (đuôi “at”)

Giải chi tiết:

CH3CH2COOCH3 có tên là metyl propionat.

Câu 6: Đáp án C

Phương pháp giải:

nCaCO3 = nCO2 = ?

C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2

=> nGlucozo = nCO2 : 2 = ?

=> m glucozo cần dùng = ?

Giải chi tiết:

nCaCO3 = nCO2 = 40 : 100 = 0,4 mol

C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2

=> nGlucozo = nCO2 : 2 = 0,2 mol

=> m glucozo cần dùng = 0,2.180.(100/75) = 48 gam

Câu 7: Đáp án C

Phương pháp giải:

Khi amin đơn chức tác dụng với HCl ta luôn có: namin = nHCl

Giải chi tiết:

Do amin là amin đơn chức nên ta có: n amin = nHCl = 0,1 mol

=> M amin = 3,1 : 0,1 = 31 (CH5N)

Câu 8: Đáp án D

Phương pháp giải:

Ghi nhớ câu: Kim loại mạnh đẩy được kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối của nó.

Giải chi tiết:

Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu

Câu 9: Đáp án C

Khi đốt cháy este no, đơn chức, mạch hở ta luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2O:

CnH2nO2 + (3n-2)/2O2 nCO2 + nH2O

Câu 10: Đáp án C

Phương pháp giải:

Trong pin điện, điện cực nào có tính khử mạnh hơn bị ăn mòn trước.

Giải chi tiết:

Fe bị ăn mòn => Fe có tính khử mạnh hơn điện cực còn lại => Điện cực còn lại là Cu

Câu 11: Đáp án B

Phương pháp giải:

Ghi nhớ câu: Kim loại mạnh đẩy được kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối của nó.

Giải chi tiết:

Phản ứng không xảy ra là: Cu + Fe2+ → (vì Cu có tính khử yếu hơn Fe nên không đẩy được Fe ra khỏi dung dịch muối).

Câu 12: Đáp án B

Phương pháp giải:

Đipeptit là peptit được tạo bởi phản ứng trùng ngưng 2 phân tử α-aminoaxit.

Giải chi tiết:

A. loại vì H2N-CH2CH2COOH không phải là α-aminoaxit.

B. thỏa mãn

C. loại vì H2N-CH2CH2COOH không phải là α-aminoaxit.

D. loại vì chất đó được tạo bởi 3 phân tử α-aminoaxit.

Câu 13: Đáp án B

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của glucozo và fructozo.

Giải chi tiết:

A. sai vì chúng tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng.

B. đúng vì phân tử của chúng đều có chứa những nhóm –OH gắn vào nguyên tử C cạnh nhau.

C. sai vì fructozo chứa nhóm chức C=O (xeton), không chứa nhóm –CHO.

D. sai vì chúng là 2 chất khác nhau.

Câu 14: Đáp án C

Phương pháp giải:

2 chất có cùng công thức phân tử nên coi hỗn hợp chỉ có chứa 1 chất. Viết và tính theo PTHH.

Giải chi tiết:

Hai este đều có công thức phân tử là C3H6O2: n este = 22,2 : 74 = 0,3 mol

Do este là este no, đơn chức, mạch hở nên ta có: nNaOH = neste = 0,3 mol

=> V dd NaOH = 300 ml

Câu 15: Đáp án C

Phương pháp giải:

Khi este no, đơn chức, mạch hở tác dụng với NaOH ta có: nNaOH = neste

Giải chi tiết:

Khi este no, đơn chức, mạch hở tác dụng với NaOH ta có: nNaOH = neste = 0,1 mol

=> M este = 6 : 0,1 = 60 => CTPT: C2H4O2 => CTCT HCOOCH3 (metyl fomat)

Câu 16: Đáp án A

Phương pháp giải:

Chỉ số axit là số mg KOH cần dùng để trung hòa hết axit trong 1 gam chất béo.

Giải chi tiết:

Để trung hòa 2,8 gam chất béo: nKOH = 3.0,1 = 0,3 mmol

=> mKOH = 0,3.56 = 16,8 mg

Trung hòa axit trong 2,8 gam chất béo cần 16,8 mg KOH

=> 1 gam → 6 mg

Vậy chất béo đó có chỉ số axit là 6

Câu 17: Đáp án A

Phương pháp giải:

Công thức tổng quát của amin có chứa x chức: CnH2n+2-2k+xNx (với k là độ bất bão hòa)

Giải chi tiết:

Công thức tổng quát của amin có chứa x chức: CnH2n+2-2k+xNx (với k là độ bất bão hòa)

Amin no, đơn chức, mạch hở => k = 0 và x = 1

=> CTPT: CnH2n+3N

Chú ý: Đáp án D không đúng vì đó là công thức của amin bậc 1.

Câu 18: Đáp án D

Các chất phản ứng được với NaOH: etyl axetat, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua.

Câu 19: Đáp án D

Điều kiện để các chất tham gia phản ứng trùng ngưng là trong phân tử có ít nhất 2 nhóm chức có khả năng tham gia phản ứng.

Câu 20: Đáp án A

Phương pháp giải:

Tăng giảm khối lượng

Giải chi tiết:

nAgNO3 = 0,05.0,2 = 0,01 mol

Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag

1 2 → m KL tăng = 2.108 – 1.65 = 151 gam

0,01 → m KL tăng = 0,755 gam

Vậy sau phản ứng khối lượng thanh kẽm tăng là 0,755 gam

Câu 21: Đáp án B

Phương pháp giải:

Glucozo → 2Ag

Giải chi tiết:

Glucozo → 2Ag

nGluczo = 0,5nAg = 0,5 . (6,48/108) = 0,03 mol

=> mglucozo = 0,03 . 180 = 5,4 gam

=> C%dd glucozo = 5,4 : 37,5 = 14,4%

Câu 22: Đáp án A

Phương pháp giải:

Tính hệ số bất bão hòa k = (2C+2-H):2 => cấu tạo của este

Giải chi tiết:

k = (2C+2-H):2 = (2.4+2-8):2 = 1

Vậy este là este no, đơn chức, mạch hở

Các CTCT là:

HCOOCH2CH2CH3

HCOOCH(CH3)-CH3

CH3COOCH2CH3

CH3CH2COOCH3

Vậy có tất cả 4 đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2.

Câu 23: Đáp án D

Do chất béo là trieste của glixerol và các axit béo nên khi thủy phân chất béo trong môi trường kiềm ta thu được muối của các axit béo và glixerol.

Câu 24: Đáp án B

NaOH HCl
Aminoaxit (X) x x
Muối amoni của axit cacboxylic (Y) x x
Amin (Z) x
Este cảu aminoaxit (T) x x

Vậy các chất vừa tác dụng với NaOH và HCl là X, Y, T

Câu 25: Đáp án A

Este là CH3COOC2H5 (etyl axetat), X là C2H5OH và Y là CH3COOH

Phản ứng điều chế từ X ra Y: C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O

Câu 26: Đáp án B

C6H12O+ 6O2 → 6CO2 + 6H2O

Chất có khả năng lên men rượu là glucozo

Câu 27: Đáp án B

Các tính chất vật lý chung của KL là: Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim.

Câu 28: Đáp án B

Phương pháp giải:

Dựa vào các sản phẩm của phản ứng thủy phân không hoàn toàn peptit để xác định công thức cấu tạo của peptit.

Giải chi tiết:

Cấu tạo cảu peptit X là Gly-Ala-Phe-Val

Câu 29: Đáp án D

Phương pháp giải:

Amin có tính chất hóa học tương tự như NH3.

Giải chi tiết:

Khi cho etylamin vào dung dịch FeCl3 sẽ xuất hiện kết tủa màu đỏ nâu theo phản ứng hóa học sau: 3C2H5NH+ 3H2O + FeCl3 → Fe(OH)3↓ + 3C2H5NH3Cl

Câu 30: Đáp án B

Phương pháp giải:

Khi thủy phân chất béo trong môi trường kiềm:

(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3

Ta thấy: nC3H5(OH)3 = nNaOH : 3 = ?

BTKL: m xà phòng = m chất béo + mNaOH – mC3H5(OH)3 = ?

Giải chi tiết:

Khi thủy phân chất béo trong môi trường kiềm:

(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3

Ta thấy: nC3H5(OH)3 = nNaOH : 3 = 0,06 : 3 = 0,02 mol

BTKL: m xà phòng = m chất béo + mNaOH – mC3H5(OH)3 = 17,24 + 0,06.40 – 0,02.92 = 17, 8 gam

Câu 31: Đáp án D

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của các cacbohidrat để xác định phát biểu sai.

Giải chi tiết:

A. đúng vì mantozo có phản ứng tráng gương còn saccarozo không tráng gương.

B. đúng vì glucozo có phản ứng tráng gương còn saccarozo không tráng gương.

C. đúng vì I2 tạo được hợp chất màu xanh tím với hồ tinh bột còn xenlulozo không có hiện tượng này.

D. sai vì cả saccarozo và glixerol đều có các nhóm –OH gắn vào những nguyên tử C cạnh nhau nên có thể hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.

Câu 32: Đáp án B

Phương pháp giải:

ε-aminocaproic có công thức là H2N-(CH2)5-COOH

Phản ứng trùng ngưng: nH2N-(CH2)5-COOH → [-HN-(CH2)5-CO-]n + nH2O

BTKL: m polime = m aminoaxit pư – mH2O = ?

Giải chi tiết:

ε-aminocaproic có công thức là H2N-(CH2)5-COOH

Phản ứng trùng ngưng: nH2N-(CH2)5-COOH → [-HN-(CH2)5-CO-]n + nH2O

BTKL: m polime = m aminoaxit pư – mH2O = 13,1.80% – 1,44 = 9,04 gam

Câu 33: Đáp án C

Phương pháp giải:

Glucozo → 2Ag

Giải chi tiết:

nGlucozo = 27 : 180 = 0,15 mol

=> nAg = 2nGlucozo = 0,3 mol

=> mAg = 0,3.108 = 32,4 gam

Câu 34: Đáp án A

Thủy tinh hữu cơ được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp metyl metacrylat CH2=C(CH3)COOCH3(thủy tinh hữu cơ)

Câu 35: Đáp án A

Cao su buna – S được tổng hợp từ butadien (CH2=CH-CH=CH2) và stiren (C6H5CH=CH2)

Câu 36: Đáp án A

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của các chất để chọn thuốc thử phù hợp.

Giải chi tiết:

Dùng dung dịch iot và dung dịch AgNO3/NH3,to

– Dùng dung dịch iot để nhận biết ra hồ tinh bột (hiện tượng: tạo hợp chất màu xanh tím)

– Dùng dung dịch AgNO3/NH3,to:

+ Glucozo: xuất hiện kết tủa Ag

+ Không phản ứng: glixerol

Câu 37: Đáp án A

Phương pháp giải:

Những chất tạo được liên kết H liên phân tử càng bền vững thì có nhiệt độ sôi càng cao.

Giải chi tiết:

Những chất tạo được liên kết H liên phân tử càng bền vững thì có nhiệt độ sôi càng cao:

CH3COOH > C2H5OH > CH3COOCH3 > CH3CHO

Câu 38: Đáp án A

Phản ứng thủy phân tinh bột trong môi trường axit (amilozo + H2O) là phản ứng cắt mạch polime.

Câu 39: Đáp án D

Các trieste có thể tạo ra là:Vậy có tất cả 6 trieste có thể tạo ra

Câu 40: Đáp án D

CH3COOC2H+ NaOH → CH3COONa + C2H5OH

Bài trướcĐề Thi Học Kì 1 Hoá 12 Trường THPT Đoàn Thượng Hải Dương Có Lời Giải Và Đáp Án Chi Tiết
Bài tiếp theoĐề Thi Học Kì 1 Sinh 11 Sở Giáo Dục & Đào Tạo Tỉnh Quảng Nam Có Lời Giải Và Đáp Án Chi Tiết

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây