Đề Thi Học Kì 1 Hoá 10 Trường THPT Đông Anh Hà Nội Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

0
209

Đề thi học kì 1 Hoá 10 Trường THPT Đông Anh Hà Nội có đáp án và lời giải chi tiết gồm có 30 câu trắc nghiệm. Các bạn xem ở dưới.

SỞ GD&ĐT HÀ NỘI

TRƯỜNG THPT ĐÔNG ANH

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN: Hóa – Lớp 10

Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề

Câu 1 (NB): Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là

A. HCl B. NH3 C. H2D. NaCl

Câu 2 (TH): Vỏ nguyên tử T có 3 lớp electron và 8 electron ở lớp ngoài cùng. Trong bảng tuần hoàn T có vị trí là

A. ô số 8, nhóm IVA, chu kì 2. B. ô 18 chu kì 3, nhóm VIIIA.

C. ô 15 chu kì 3 nhóm VA. D. ô 10 chu kì 2 nhóm VIIIA.

Câu 3 (TH): Cho các nguyên tố thuộc chu kì 3 là 14Si, 15P, 16S, 17Cl. Axit nào sau đây có lực axit mạnh nhất?

A. H2SiO3    B. H3PO4 C. H2SO4 D. HClO4

Câu 4 (NB): Nguyên tố X thuộc nhóm VA. Công thức oxit cao nhất của X là:

A. X2O5 B. XO2 C. X5O2 D. X2O3

Câu 5 (NB): Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là:

A. electron, proton. B. nơtron, proton. C. nơtron, electron. D. electron, nơtron, proton.

Câu 6 (NB): Số electron tối đa trên các phân lớp s và d lần lượt là:

A. 2 và 6 B. 2 và 10  C. 2 và 14 D. 1 và 6

Câu 7 (TH): Nhận định nào sau đây đúng khi nói về nguyên tử $_{26}^{56}Fe$ ?

A. Hạt nhân có 30 proton và 26 nơtron. B. Số khối là 26.

C. Số đơn vị điện tích hạt nhân là 26+. D. Là nguyên tố họ d.

Câu 8 (TH): Cấu hình electron nguyên tử P ở trạng thái cơ bản là 1s22s22p63s23p3. Lớp ngoài cùng có bao nhiêu electron?

A. B. C. D. 4

Câu 9 (NB): Trong một nhóm A, trừ nhóm VIIIA theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì

A. tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần.

B. tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần.

C. độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần.

D. tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần.

Câu 10 (TH): Phương trình biểu diễn sự hình thành ion nào sau đây không đúng ?

A. Li → Li+ + 1e B. S + 2e → S2- C. Al + 3e → Al3+   D. Mg → Mg2+ + 2e

Câu 11 (TH): Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là: (biết 7N, 8O, 9F, 15P)

A. N, O, F, P B. P, N, F, O C. F, O, N, P D. P, N, O, F

Câu 12 (NB): Phát biểu nào sau đây không đúng về liên kết hóa học?

A. Khi tạo liên kết hóa học, nguyên tử thường có xu hướng đạt tới cấu hình electron bền vững của khí hiếm.

B. Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành bởi cặp electron chung giữa 2 nguyên tử.

C. Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa 2 nguyên tử.

D. Liên kết cộng hóa trị trong đó cặp electron chung bị lệch về phía một nguyên tử gọi là liên kết cộng hóa trị có cực.

Câu 13 (TH): Cho các phát biểu sau:

1- Nguyên tử có cấu tạo rỗng gồm hạt nhân mang điện dương và vỏ electron mang điện âm.

2. Electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định.

3- Bảng tuân hoàn có 8 nhóm A và 10 nhóm B.

4- Nguyên tố nhóm VIA còn gọi là nhóm halogen là những phi kim điển hình

5- Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị gọi là cộng hóa trị,

6- Trong đơn chất N2  hai nguyên tử N liên kết với nhau bởi 2 cặp e chung.

Số phát biểu đúng là:

A. B. C. D. 6

Câu 14 (VD): Nguyên tố Mg phổ biến thứ 8 trên vỏ trái đất, tồn tại với 3 đồng vị tự nhiên là 24Mg (80%), 25Mg (10%), 26Mg (10%). Nguyên tử khối trung bình của Mg là:

A. 25,0 B. 24,3  C. 24,0 D. 25,7

Câu 15 (VD): Nguyên tố Cl có 2 đồng vị tự nhiên là 35Cl và 37Cl. Nguyên tử khối trung bình của Cl là 35,5. Tính % khối lượng của đồng vị 37Cl trong hợp chất HClO4 (biết H = 1, O = 16)

A. 25% B. 36,8% C. 9,2% D. 36,3%

Câu 16 (TH): Anion E2-có cấu hình electron là 1s22s22p6. Trong bảng tuần hoàn, E thuộc ô nguyên tố thứ:

A. B. 10 C. 12 D. 16

Câu 17 (TH): Các nguyên tử X, Y, Z, T có cấu hình electron lần lượt là 1s2, 1s22s22p63s, 1s22s22p63s23p1, 1s22s22p63s23p5. Dãy gồm các nguyên tố kim loại là:

A. X, Y B. X, Y , T  C. X, Y, Z D. Y, Z

– Khí hiến (trừ He) có 8 electron lớp ngoài cùng

– Kim loại có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng

– Phi kim có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng

– Nguyên tử có 4 electron ngoài cùng có thể là nguyên tử của nguyên tố kim loại hoặc phi kim

Câu 18 (TH): Cấu hình electron của nguyên tử Na (Z=11) ở trạng thái cơ bản là:

A. 1s22s22p63s1 B. 1s22s22p63s2 C. 1s22s22p53s1 D. 1s22s22p63s23p5

Câu 19 (TH): Chọn nội dung đúng để hoàn thành câu sau: “Trong tất cả các hợp chất, …”

A. số oxi hóa của hidro luôn bằng +1 B. số oxi hóa của kali (ZK = 19) luôn bằng +1.

C. số oxi hóa của oxi luôn bằng -2 D. Cả A, B và C

Câu 20 (VD): Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình  1s22s22p63s23p64s1, nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron  1s22s22p4 . CTHH và liên kết hóa học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại liên kết gì?

A. XY2, ion B. X2Y, cộng hóa trị C. X2Y, ion D. XY, cộng hóa trị   

Câu 21 (VD): Nguyên tử M mất đi 3 electron ở lớp vỏ sẽ tạo ion dương M3+ theo sơ đồ: M → M3+ + 3e. Biết ion M3+ có tổng số hạt proton, notron và electron là 37, trong đó có 14 hạt không mang điện. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là:

A. ô 11, chu kì 3 nhóm IA B. ô 5, chu kì 2 nhóm IIIA

C. ô 13, chu kì 3 nhóm IIIA D. ô 31, chu kì 4 nhóm IIIA

Câu 22 (VD): Hai nguyên tử X và Y tạo thành phân tử XY có chứa 28 proton. Biết rằng:

+ X và Y đều có số hạt proton bằng số notron.

+ số khối của X lớn hơn số khối của Y là 24 đơn vị.

Số hiệu nguyên tử của X và Y lần lượt là:

A. 20 và 8 B. 24 và 4 C. 18 và 10 D. 17 và 9

Câu 23 (VD): Nguyên tử X có cấu hình e lớp ngoài cùng là ns2np2. Trong hợp chất khí của X với H thì H chiếm 25% về khối lượng. Nguyên tố R là:

A. Cacbon (M=12) B. Silic (M=28) C. Oxi (M=16) D. Gemani (M=73)

Câu 24 (VD): Cho 0,575 gam kim loại M (thuộc nhóm IA) tác dụng với nước dư thu được 280 ml khí H2 (đktc). Kim loại M là:

A. Li (M=7) B. Na (M=23) C. K (M=39) D. Rb (M=85)

Câu 25 (TH): Cho các phân tử và ion có công thức sau: H2SO4,SO2, S, Na2S, (SO3)2-. Số oxi hóa của nguyên tử S trong các phân tử và trên lần lượt là:

A. +6, +2, 0, -2, +4 B. +6, +4, 0, -1, +4 C. +6, +4, 0, -2, +4  D. +6, +4, 0, -2, +5

Câu 26 (TH): X, Y là 2 nguyên tố thuộc một nhóm A ở hai chu kì liên tiếp. Tổng số hiệu nguyên tử của X, Y là 22. Nhận xét đúng về X, Y là:

A. X, Y đều thuộc nhóm IIIA B. X thuộc chu kì 3, Y thuộc chu kì 4

C. X, Y đều là kim loại D. X, Y đều là phi kim

Câu 27 (TH): Cho biết độ âm điện của Ca=1,00, Al=1,61 ; Cl=3,16 ; S = 2,58. Trong các hợp chất CaS, CaCl2, Al2S3, AlCl3, số hợp chất có liên kết cộng hóa trị có cực là:

A. B. C. D. 4

Câu 28 (VD): Nguyên tử X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 34 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Số hiệu nguyên tử và số khối của X lần lượt là:

A. 11 và 12 B. 12 và 34 C. 11 và 23 D. 13 và 27

Câu 29 (TH): Tổng số hạt mang điện âm trong anion (NO3) là: (biết $_7^{14}N;\,_8^{16}O$)

A. 30 B. 33 C. 31 D. 32

Câu 30 (VD): Hỗn hợp X gồm hai muối cacbonat của hai kim loại (thuộc hai chu kì kế tiếp trong nhóm IIA). Hòa tan 4,8g X bằng dung dịch HCl dư thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng 2,6 gam so với dung dịch trước phản ứng. Khối lượng của muối có phân tử khối bé hơn trong hỗn hợp là: (Be = 9, Mg = 24, Ca = 40, Ba = 137, C = 12, O = 16)

A. 3,45 gam B. 1,05 gam C. 3,75 gam D. 1,97 gam

ĐÁP ÁN

1-D 2-B 3-D 4-A 5-D 6-B 7-D 8-A 9-D 10-C
11-C 12-C 13-B 14-B 15-C 16-A 17-D 18-A 19-D 20-C
21-C 22-A 23-A 24-B 25-C 26-D 27-C 28-C 29-D 30-B

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án D

Phương pháp giải:

Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.

Giải chi tiết:

Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là NaCl

Câu 2: Đáp án B

Phương pháp giải:

Xác định vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học dựa vào cấu hình electron nguyên tử.

Giữa cấu hình electron nguyên tử và vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn có mối quan hệ qua lại với nhau. Dựa vào cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố có thể xác định được vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn và ngược lại. Cụ thể như sau:

– Số thứ tự ô nguyên tố = tổng số e của nguyên tử.

– Số thứ tự chu kì = số lớp e.

– Số thứ tự nhóm:

+ Nếu cấu hình e lớp ngoài cùng có dạng nsanp(a = 1 → 2 và b = 0 → 6): Nguyên tố thuộc nhóm (a + b)A

+ Nếu cấu hình e kết thúc ở dạng (n – 1)dxnsy(x = 1 → 10; y = 1 → 2): Nguyên tố thuộc nhóm B:

* Nhóm (x + y)B nếu 3 ≤ (x + y) ≤ 7

* Nhóm VIIIB nếu 8 ≤ (x + y) ≤ 10

* Nhóm (x + y – 10)B nếu 10 < (x + y)

Câu 3: Đáp án D

Phương pháp giải:

Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính bazơ của oxit và hiđroxit tương ứng giảm dần, đồng thời tính axit của chúng tăng dần.

Giải chi tiết:

Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính bazơ của oxit và hiđroxit tương ứng giảm dần, đồng thời tính axit của chúng tăng dần.

→ tính axit H2SiO3 < H3PO4 < H2SO4 < HClO4

Câu 4: Đáp án A

Phương pháp giải:

Nguyên tố X thuộc nhóm nA thì công thức oxit cao nhất của X là X2On

Giải chi tiết:

Vì nguyên tố X thuộc nhóm VA nên công thức oxit cao nhất của X là X2O5

Câu 5: Đáp án D

Phương pháp giải:

Nguyên tử gồm hạt nhân và vỏ nguyên tử:

– Hạt nhân hầu hết được tạo bởi các hạt proton và nơtron.

– Vỏ nguyên tử gồm các electron.

Giải chi tiết:

Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là electron (e), nơtron (n) và proton (p).

Câu 6: Đáp án B

Phương pháp giải:

– Số electron tối đa trong phân lớp s là 2

– Số electron tối đa trong phân lớp p là 6

– Số electron tối đa trong phân lớp d là 10

– Số electron tối đa trong phân lớp f là 14.

Giải chi tiết:

Số electron tối đa trên các phân lớp s và d lần lượt là 2 và 10

Câu 7: Đáp án D

Phương pháp giải:

Kí hiệu nguyên tử $_Z^AX$

+ X: kí hiệu của nguyên tố

+ z : số hiệu nguyên tử (bằng số proton, bằng số electron) → số đơn vị điện tích hạt nhân

+ A: số khối (A = z + N)

Giải chi tiết:

Nguyên tử $_{26}^{56}Fe$ có:

+ 26 hạt proton, 26 hạt electron và 30 hạt nơtron

+ Số khối A = 56

+ Số đơn vị điện tích hạt nhân: 26

+ Cấu hình electron của Fe: 1s22s22p63s23p63d64s2 → Fe là nguyên tố d, thuộc phân nhóm phụ.

Câu 8: Đáp án A

Phương pháp giải:

Tính tổng số electron trên các phân lớp thuộc lớp ngoài cùng.

Giải chi tiết:

Nguyên tử P có 5 electron lớp ngoài cùng nằm trên phân lớp 3s và 3p.

Câu 9: Đáp án D

Phương pháp giải:

Trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân (từ trên xuống dưới)

+ Độ âm điện giảm dần

+ Tính kim loại tăng

+ Tính phi kim giảm

+ Bán kính nguyên tử tăng dần.

Giải chi tiết:

Trong cùng một nhóm A, trừ nhóm VIIIA, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử tăng dần, độ âm điện giảm dần, tính phi kim giảm dần

Câu 10: Đáp án C

Phương pháp giải:

– Trong các phản ứng hóa học, để đạt được cấu hình bền của khí hiếm, nguyên tử kim loại có khuynh hướng nhường electron cho nguyên tử các nguyên tố khác để trở thành phần tử mang điện dương

– Trong các phản ứng hóa học, để đạt được cấu hình bền của khí hiếm, nguyên tử phi kim có khuynh hướng nhận thêm electron của nguyên tử các nguyên tố khác để trở thành phần tử mang điện âm gọi là anion

Giải chi tiết:

Phương trình biểu diễn chưa đúng là Al  + 3e → Al3+

Sửa lại: Al → Al3+ + 3e

Câu 11: Đáp án C

Phương pháp giải:

– Trong cùng một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử giảm

– Trong cùng một nhóm, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng.

Giải chi tiết:

Vì 7N, 8O, 9F là các nguyên tố thuộc cùng một chu kì nên bán kính nguyên tử của 7N > 8O > 9F

Lại có 7N và 15P thuộc cùng một nhóm nên bán kính nguyên tử của 15P > 7N

Vậy bán kính nguyên tử 15P > 7N > 8O > 9F

Câu 12: Đáp án C

Phương pháp giải:

– Các nguyên tử của các nguyên tố có khuynh hướng liên kết với các nguyên tử khác để đạt được cấu hình bền vững của khí hiếm với 8 electron.

– Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện trái dấu.

– Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo nên từ 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung.

– Liên kết cộng hóa trị trong đó cặp electron chung bị lệch về phía một nguyên tử (có độ âm điện lớn hơn) gọi là liên kết cộng hóa trị có cực.

– Liên kết cộng hóa trị trong đó cặp electron chung không bị lệch về phía nguyên tử nào gọi là liên kết cộng hóa trị không cực.

Giải chi tiết:

Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện trái dấu

Câu 13: Đáp án B

Phương pháp giải:

Xem lại lý thuyết về nguyên tử, bảng tuần hoàn và liên kết hóa học.

Giải chi tiết:

Những phát biểu đúng là 1, 2, 4, 5

Câu 14: Đáp án B

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính nguyên tử khối trung bình: $\bar M = \frac{{{x_1}.{A_1} + {x_2}.{A_2} + …}}{{100}}$

Giải chi tiết:

Áp dụng công thức tính nguyên tử khối trung bình: ${\bar M_{Mg}} = \frac{{24.80 + 25.10 + 26.10}}{{100}} = 24,3$

Câu 15: Đáp án C

Phương pháp giải:

– Tính phần trăm số nguyên tử của mỗi đồng vị Cl

– Tính % khối lượng của 37Cl trong HClO4

Giải chi tiết:

Gọi phần trăm nguyên tử của mỗi đồng vị 35Clvà 37Cl lần lượt là x và y

→ x + y = 100 (1)

Vì nguyên tử khối trung bình của Cl là 35,5 $ \to \frac{{35x + 37y}}{{100}} = 35,5\% $ (2)

Từ (1) và (2) → x = 75 và y = 25

Vậy % khối lượng của đồng vị 37Cl trong HClO4 là: %${\rm{m}}_{37}^{Cl} = \frac{{25\% .37}}{{1 + 35,5 + 16.4}}.100\% = 9,2\% $

Câu 16: Đáp án A

Phương pháp giải:

– Từ cấu hình electron của E2- suy ra cấu hình electron của E

– Kết luận

Giải chi tiết:

E + 2e → E2-

Mà cấu hình electron của E2- là 1s22s22p6

→ cấu hình electron của E là  1s22s22p4

Vậy E có 8 electron trong nguyên tử nên E thuộc ô thứ 8.

Câu 17: Đáp án D

Phương pháp giải:

– Khí hiến (trừ He) có 8 electron lớp ngoài cùng

– Kim loại có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng

– Phi kim có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng

– Nguyên tử có 4 electron ngoài cùng có thể là nguyên tử của nguyên tố kim loại hoặc phi kim

Giải chi tiết:

Chú ý khi giải:

– X có 2 electron nên X là nguyên tử của nguyên tố khí hiếm

– Y có 2 electron lớp ngoài cùng nên Y là nguyên tử của nguyên tố kim loại

– Z có 3 electron lớp ngoài cùng nên Z là nguyên tử của nguyên tố kim loại

– T có 7 electron lớp ngoài cùng nên T là nguyên tử của nguyên tố phi kim

Câu 18: Đáp án A

Phương pháp giải:

– Bước 1: Điền lần lượt các electron vào các phân lớp theo thứ tự tăng dần mức năng lượng

– Bước 2: Sắp xếp lại theo thứ tự các lớp và phân lớp theo nguyên tắc từ trong ra ngoài

– Bước 3: Xem xét phân lớp nào có khả năng đạt đến bão hòa hoặc bán bão hòa thì có sự sắp xếp lại các electron ở các phân lớp.

Giải chi tiết:

Na (z = 11): 1s22s22p63s1

Câu 19: Đáp án D

Phương pháp giải:

– Số oxi hóa của nguyên tố trong các đơn chất bằng không

– Trong một phân tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tố bằng 0

– Số oxi hóa của các ion đơn nguyên tử bằng điện tích của ion đó.

– Trong hầu hết hợp chất, số oxi hóa của H là +1, trừ một số trường hợp như hiđrua kim loại (NaH, CaH2,…). Số oxi hóa của O bằng -2 trừ trường hợp OF2 và peoxit (H2O2, Na2O2,…)

Giải chi tiết:

– Trong hầu hết hợp chất, số oxi hóa của H là +1, trừ một số trường hợp như hiđrua kim loại (NaH, CaH2,…). Số oxi hóa của O bằng -2 trừ trường hợp OF2 và peoxit (H2O2, Na2O2,…)

– Trong tất cả các hợp chất, kim loại kiềm có số oxi hóa +1, kim loại kiềm thổ có số oxi hóa +2, nhôm có số oxi hóa +3

Câu 20: Đáp án C

Phương pháp giải:

– Xác định tính chất của X và Y

– Mô tả sự hình thành liên kết của X và Y, kết luận CTHH

– Xác định loại liên kết

Giải chi tiết:

X có 1 electron lớp ngoài cùng nên X là kim loại điển hình, có khuynh hướng nhường đi 1 electron

X → X+ + 1e

Y có 6 electron lớp ngoài cùng nên Y là phi kim điển hình, có khuynh hướng nhận thêm 2 electron

Y + 2e → Y2-

2 ion X+ kết hợp với 1 ion Y2- tạo nên phân tử X2Y

2X+ + Y2- → X2Y

Liên kết hóa học trong phân tử X2Y là liên kết ion

Câu 21: Đáp án C

Phương pháp giải:

– Xác định các loại hạt cơ bản trong M.

– Dựa vào số hạt electron xác định vị trí của M trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Giải chi tiết:

Tổng số hạt trong ion M3+là 37 → 2p + n – 3 = 37 → 2p + n = 40 (1)

Trong ion M3+ có 14 hạt không mang điện → n = 14 (2)

Từ (1) và (2) → p = 13; n = 14 → e = p = 13

Cấu hình electron của M là 1s22s22p63s23p1

M có số e là 13 nên thuộc ô số 13

Có 3 lớp electron nên thuộc chu kì 3

Có 3 electron lớp ngoài cùng nên thuộc nhóm IIIA

Câu 22: Đáp án A

Phương pháp giải:

– Phân tử XY có 28 proton (1)

– Số khối của X lớn hơn số khối của Y là 24 (2)

– Từ (1) và (2) tìm ra số hiệu nguyên tử của X và Y

Giải chi tiết:

Phân tử XY có 28 proton → pX+ pY = 28 (1)

Số khối của X lớn hơn số khối của Y 24 đơn vị → nX + pX – (n+ pY) = 24

Mà X và Y đều có số hạt nơtron bằng số proton → nX = pX; nY = pY

→ 2pX –2pY = 24 (2)

Từ (1) và (2) → pX = 20; pY = 8

Câu 23: Đáp án A

Phương pháp giải:

– Xác định nhóm của X

– Xây dựng công thức hợp chất khí với H của X

– Trong hợp chất khí với H, H chiếm 25% về khối lượng, tính được nguyên tử khối của X

Giải chi tiết:

Nguyên tử X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np2 nên X thuộc nhóm IVA

→ hợp chất khí của X với H có công thức là XH4

Trong XH4, H chiếm 25% về khối lượng $ \to \frac{{4.1}}{{X + 4.1}}.100\% = 25\% \to X = 12$

Vậy X là Cacbon

Câu 24: Đáp án B

Phương pháp giải:

– Viết PTHH

– Tính số mol của M từ số mol H2

– Tính nguyên tử khối của M và kết luận

Giải chi tiết:

$M + {H_2}O \to MOH + \frac{1}{2}{H_2}$

${n_{{H_2}}} = \frac{{0,28}}{{22,4}} = 0,0125{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} mol$

Theo phương trình, ${n_M} = 2{n_{{H_2}}} = 2.0,0125 = 0,025{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} mol$

$ \to {M_M} = \frac{{0,575}}{{0,025}} = 23$

Vậy M là Natri (Na)

Câu 25: Đáp án C

Phương pháp giải:

– Số oxi hóa của nguyên tố trong các đơn chất bằng không

– Trong một phân tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tố bằng 0

– Số oxi hóa của các ion đơn nguyên tử bằng điện tích của ion đó.

– Trong hầu hết hợp chất, số oxi hóa của H là +1, trừ một số trường hợp như hiđrua kim loại (NaH, CaH2,…). Số oxi hóa của O bằng -2 trừ trường hợp OF2 và peoxit (H2O2, Na2O2,…)

Giải chi tiết:

Gọi số oxi hóa của S trong các phân tử và ion đều là x

– Phân tử H2SO4: $2.( + 1) + x + 4.( – 2) = 0 \to x = + 6$

– Phân tử SO2: $x + 2.( – 2) = 0 \to x = + 4$

– Phân tử S: x = 0

– Phân tử Na2S: $2.( + 1) + x = 0 \to x = – 2$

– Ion $SO_3^{2 – }:x + 3.( – 2) = – 2 \to x = + 4$

Câu 26: Đáp án D

Phương pháp giải:

– Xác định số hiệu nguyên tử của X, Y

– Viết cấu hình electron của X, Y

– Kết luận.

Giải chi tiết:

X, Y thuộc hai chu kì liên tiếp $ \to {p_X} – {p_Y} = 8$

Tổng số hiệu nguyên tử của X, Y là 22 $ \to {p_X} + {p_Y} = 22$

Suy ra pX = 15 và pY = 7

Cấu hình electron của X: 1s22s22p63s23p3

Cấu hình electron của Y: 1s22s22p3

A sai. Do X, Y thuộc nhóm VA

B sai. X thuộc chu kì 3, Y thuộc chu kì 2

C sai, X, Y là phi kim

D đúng

Câu 27: Đáp án C

Phương pháp giải:

Hợp chất cộng hóa trị có cực có hiệu độ âm điện nằm trong khoảng từ 0,4 đến 1,7

Giải chi tiết:

${\Delta _{Ca – S}} = 2,58 – 1,00 = 1,58 \to $ CaS có liên kết cộng hóa trị có cực

${\Delta _{Ca – Cl}} = 3,16 – 1 = 2,16 \to $ CaCl2 có liên kết ion

${\Delta _{Al – S}} = 2,58 – 1,61 = 0,97 \to $ Al2S3 có liên kết cộng hóa trị có cực

${\Delta _{Al – Cl}} = 3,16 – 1,61 = 1,55 \to $, AlCl3 có liên kết cộng hóa trị có cực

Câu 28: Đáp án C

Phương pháp giải:

– Nguyên tử X có tổng số hạt là 34 (2)

– Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 (2)

– Từ (1) và (2) tìm được p và n

– Tính số khối A = p + n

Giải chi tiết:

Nguyên tử X có số hạt p, n, e là 34 → p + n + e = 34 → 2p + n = 34 (1)

Trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 → p + e – n = 10 → 2p – n = 10 (2)

Từ (1) và (2) → p = 11, n = 12

Số khối A = p + n = 11 + 12 = 23

Câu 29: Đáp án D

Phương pháp giải:

Tổng số hạt mang điện âm trong anion NO3 bằng 1.eN + 3.eO + 1

Giải chi tiết:

Tổng số hạt mang điện âm trong anion NO3 là 7.1 + 8.3 + 1 = 32

Câu 30: Đáp án B

Phương pháp giải:

– Khối lượng dung dịch tăng = khối lượng chất cho vào – khối lượng chất tách ra, từ đó tìm được khối lượng của CO2 và số mol CO2

– Gọi công thức chung của hai muối trong hỗn hợp X là MCO3, viết PTHH

– Tính số mol của MCO3 từ số mol của CO2

– Suy ra phân tử khối của MCO3, tính được nguyên tử khối trung bình của M và kết luận 2 kim loại

– Đặt số mol của hai muối trong hỗn hợp X lần lượt là x và y  mol

– Lập phương trình tính khối lượng hỗn hợp X (1)

– Lập phương trình bảo toàn nguyên tố C (2)

– Từ (1) và (2) tìm được số mol mỗi muối trong X

– Tính khối lượng muối có phân tử khối nhỏ hơn trong X.

Giải chi tiết:

Ta có: mdung dịch tăng = mX – mCO2 → mCO2 = 4,8 – 2,6 = 2,2 gam

$ \to {n_{C{O_2}}} = \frac{{2,2}}{{44}} = 0,05{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} mol$

Gọi công thức chung của hai muối cacbonat là MCO3

MCO3 + 2HCl → MCl2 + CO2 + H2O

0,05                 ←           0,05

$ \to {M_{MC{O_3}}} = \frac{{4,8}}{{0,05}} = 96 \to {M_M} = 96 – 60 = 36$

Vậy 2 muối trong hỗn hợp X là MgCO3 (x mol) và CaCO3 (y mol)

${m_X} = {m_{MgC{O_3}}} + {m_{CaC{{\rm{O}}_3}}} \to 84{\rm{x}} + 100y = 4,8$ (1)

Bảo toàn nguyên tố C: ${n_{MgC{O_3}}} + {n_{CaC{{\rm{O}}_3}}} = {n_{C{O_2}}} \to x + y = 0,05$ (2)

Từ (1) và (2) suy ra x = 0,0125 và y = 0,0375

Vậy ${m_{MgC{O_3}}} = 0,0125.84 = 1,05\,gam$

Bài trướcĐề Thi Học Kì 1 Hoá 10 Trường THCS &THPT Nguyễn Tất Thành Hà Nội Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết
Bài tiếp theoĐề Thi Học Kì 1 Hoá 10 Trường THPT Lê Quý Đôn Hà Nội Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây