Đề Thi Toán 10 Học kì 1 Trường THCS & THPT M.V.Lômônôxốp Hà Nội Có Lời Giải Chi Tiết Và Đáp Án

0
263

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án B

Phương pháp:

Cho hàm số $y = ax + b\left( {a \ne 0} \right):$

+) Nếu $a > 0 \Rightarrow $ Hàm số đồng biến trên tập xác định.

+) Nếu $a < 0 \Rightarrow $ Hàm số nghịch biến trên tập xác định.

Cách giải:

Hàm số $y = \left( {2 – 3m} \right)x + m + 1$ nghịch biến trên tập xác định của nó $ \Leftrightarrow 2 – 3m < 0 \Leftrightarrow m > \frac{2}{3}$

Câu 2: Đáp án C

Phương pháp:

Cho hàm số $y = a{x^2} + bx + c\left( {a \ne 0} \right):$

+) Nếu $a > 0 \Rightarrow $ Hàm số đồng biến trên $\left( { – \frac{b}{{2a}}; + \infty } \right)$ và nghịch biến trên $\left( { – \infty ; – \frac{b}{{2a}}} \right).$

+) Nếu $a < 0 \Rightarrow $ Hàm số đồng biến trên $\left( { – \infty ; – \frac{b}{{2a}}} \right)$ và nghịch biến trên $\left( { – \frac{b}{{2a}}; + \infty } \right).$

Cách giải:

Cho hàm số $f\left( x \right) = {x^2} – 4x + 5.$

Hàm số nghịch biến trên $\left( { – \infty ;2} \right),$ đồng biến trên $\left( {2; + \infty } \right)$

Câu 3: Đáp án D

Phương pháp:

$A \cap B$ là tập gồm những phần tử thuộc cả $A$ và $B$

Cách giải:

Ta có: $x – 2 \ge 1 \Leftrightarrow x \ge 3.$

$ \Rightarrow A = \left\{ {x \in \mathbb{R}:x – 2 \ge 1} \right\} = \left\{ {x \in \mathbb{R}:x \ge 3} \right\} = \left[ {3; + \infty } \right)$

$B = \left( { – 6;10} \right]$

$ \Rightarrow A \cap B = \left[ {3;10} \right]$.

Câu 4: Đáp án D

Phương pháp:

Liệt kê các phần tử của A.

Cách giải:

Ta có $x \le 5,{\rm{ }}x \in \mathbb{N} \Rightarrow x \in \left\{ {0;1;2;3;4;5} \right\}$

$ \Rightarrow A = \left\{ {x + 1/x \in \mathbb{N},x \le 5} \right\} = \left\{ {x + 1/x \in \left\{ {0;1;2;3;4;5} \right\}} \right\} = \left\{ {1;2;3;4;5;6} \right\}$

Câu 5: Đáp án D

Phương pháp:

Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình.

Gọi số đồng hồ nam, đồng hồ nữ cửa hàng bán được trong ngày thứ nhất lần lượt $x,{\rm{ }}y$ (chiếc) $\left( {x,y \in {N^*};x,y < 50} \right).$

Ngày thứ nhất cửa hàng bán được tổng cộng 50 chiếc đồng hồ gồm cả đồng hồ nam và đồng hồ nữ $ \Rightarrow x + y = 50$

Ngày thứ 2 cửa hàng bán được số đồng hồ nam là: $x + 40\% .x = 1,4x$ (chiếc)

Ngày thứ 2 cửa hàng bán được số đồng hồ nữ là: $y + 20\% .y = 1,2y$ (chiếc)

Tổng số đồng hồ bán được ngày thứ hai là 67 chiếc $ \Rightarrow 1,4x + 1,2y = 67$

Ta có hệ: $\left\{ \begin{array}{l}x + y = 50\\1,4x + 1,2y = 67\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 35{\rm{ }}\left( {tm} \right)\\y = 15{\rm{ }}\left( {tm} \right)\end{array} \right.$

Vậy trong ngày thứ nhất cửa hàng bán được 35 chiếc đồng hồ nam, 15 chiếc đồng hồ nữ.

Câu 6: Đáp án A

Phương pháp:

Sử dụng công thức định lý cosin: ${c^2} = {a^2} + {b^2} – 2ab\cos \angle C$

Cách giải:

Sử dụng công thức định lý cosin ta có:

${c^2} = {a^2} + {b^2} – 2ab\cos \angle C = {7^2} + {5^2} – 2.7.5.\cos 60^\circ = 39$

$ \Rightarrow c = \sqrt {39} $

Câu 7: Đáp án D

Phương pháp:

Dùng công thức góc giữa hai véc tơ: $\cos \left( {\overrightarrow a ,\overrightarrow b } \right) = \frac{{\overrightarrow a .\overrightarrow b }}{{\left| {\overrightarrow a } \right|.\left| {\overrightarrow b } \right|}}$

$\overrightarrow a = \left( {{a_1};{a_2}} \right);{\rm{ }}\overrightarrow b = \left( {{b_1};{b_2}} \right) \Rightarrow \overrightarrow a .\overrightarrow b = {a_1}.{b_1} + {a_2}.{b_2};{\rm{ }}\left| {\overrightarrow a } \right| = \sqrt {{a_1}^2 + {a_2}^2} $

Cách giải:

Véc tơ $\overrightarrow b = \left( {3;y} \right)$ tạo với véc tơ $\overrightarrow a = \left( {1; – 2} \right)$ một góc $45^\circ $

$ \Rightarrow \cos 45^\circ = \frac{{\overrightarrow a .\overrightarrow b }}{{\left| {\overrightarrow a } \right|.\left| {\overrightarrow b } \right|}} \Leftrightarrow \frac{{\sqrt 2 }}{2} = \frac{{3 – 2y}}{{\sqrt 5 .\sqrt {9 + {y^2}} }} \Leftrightarrow \frac{{\sqrt {10} }}{2}.\sqrt {9 + {y^2}} = 3 – 2y \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}3 – 2y \ge 0\\\frac{5}{2}\left( {9 + {y^2}} \right) = {\left( {3 – 2y} \right)^2}\end{array} \right.$

$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}y \le \frac{3}{2}\\45 + 5{y^2} = 18 – 24y + 8{y^2}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}y \le \frac{3}{2}\\3{y^2} – 24y – 27 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}y \le \frac{3}{2}\\\left[ \begin{array}{l}y = – 1\\y = 9\end{array} \right.\end{array} \right. \Leftrightarrow y = – 1.$

Câu 8: Đáp án C

Phương pháp:

Sử dụng tính chất tam giác đều để tìm góc giữa hai véc tơ $\overrightarrow {BI} $ và $\overrightarrow {BC} $ từ đó sử dụng công thức $\overrightarrow a .\overrightarrow b = \left| {\overrightarrow a } \right|.\left| {\overrightarrow b } \right|.\cos \left( {\overrightarrow a ,\overrightarrow b } \right)$

Cách giải:

Tam giác $ABC$ đều, I là trung điểm của AC

$ \Rightarrow $ BI vừa là đường trung tuyến vừa là đường phân giác góc B;

$\Delta ABC$ đều cạnh bằng 3 $ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}\angle ABC = 60^\circ \\BI = \frac{{3\sqrt 3 }}{2}\end{array} \right..$

$ \Rightarrow \left( {\overrightarrow {BI} ,\overrightarrow {BC} } \right) = \angle CBI = \frac{1}{2}\angle ABC = \frac{1}{2}.60^\circ = 30^\circ $

$ \Rightarrow \overrightarrow {BI} .\overrightarrow {BC} = \left| {\overrightarrow {BI} } \right|.\left| {\overrightarrow {BC} } \right|.\cos \left( {\overrightarrow {BI} ,\overrightarrow {BC} } \right) = BI.BC.\cos \left( {\overrightarrow {BI} ,\overrightarrow {BC} } \right) = \frac{{3\sqrt 3 }}{2}.3.\cos 30^\circ = \frac{{27}}{4}$

Câu 9: Đáp án C

Phương pháp:

Đồ thị hàm số $y = a{x^2} + bx + c\left( {a \ne 0} \right)$ là parabol có đỉnh $I\left( { – \frac{b}{{2a}}; – \frac{\Delta }{{4a}}} \right)$

Thay tọa độ các điểm vào hàm số để có được hệ phương trình, giải để tìm $a,b,c.$

Cách giải:

Parabol $\left( P \right):y = a{x^2} + bx + c,a \ne 0$ biết $\left( P \right)$ đi qua $A\left( {2;3} \right)$ và có đỉnh $I\left( {1;2} \right).$

$ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}\frac{{ – b}}{{2a}} = 1\\4a + 2b + c = 3\\a + b + c = 2\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}2a + b = 0\\4a + 2b + c = 3\\a + b + c = 2\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 1\\b = – 2\\c = 3\end{array} \right. \Rightarrow y = {x^2} – 2x + 3$

Câu 10: Đáp án D

Phương pháp:

Biến đổi hệ phương trình để tính $x,y$ theo $m$ từ đó tìm $m$ để $x,y$ nhỏ nhất.

Cách giải:

$\left\{ \begin{array}{l}x + y = 2m – 1{\rm{ }}\left( 1 \right)\\{x^2} + {y^2} = 2{m^2} + 2m – 3{\rm{ }}\left( 2 \right)\end{array} \right.$

Từ $\left( 2 \right) \Leftrightarrow {\left( {x + y} \right)^2} – 2xy = 2{m^2} + 2m – 3{\rm{ }}\left( * \right)$

Thế $\left( 1 \right)$ vào $\left( * \right)$ ta được:

$\left( 1 \right) \Leftrightarrow {\left( {2m – 1} \right)^2} – 2xy = 2{m^2} + 2m – 3 \Leftrightarrow 4{m^2} – 4m + 1 – 2xy = 2{m^2} + 2m – 3$

$ \Leftrightarrow 2xy = 2{m^2} – 6m + 4 \Leftrightarrow xy = {m^2} – 3m + 2 = \left( {{m^2} – 2.\frac{3}{2}m + \frac{9}{4}} \right) – \frac{1}{4} = {\left( {m – \frac{3}{2}} \right)^2} – \frac{1}{4} \ge – \frac{1}{4}{\rm{ }}\forall m.$

Dấu “=” xảy ra $ \Leftrightarrow m – \frac{3}{2} = 0 \Leftrightarrow m = \frac{3}{2}$

Câu 11: Đáp án A

Phương pháp:

Phủ định của một mệnh đề A, là một mệnh đề, kí hiệu là $\overline A .$ Hai mệnh đề $A$ và $\overline A $ có những khẳng định trái ngược nhau.

Nếu A đúng thì $\overline A $ sai.

Nếu A sai thì $\overline A $ đúng.

Cách giải:

Mệnh đề phủ định của mệnh đề “$\exists n \in \mathbb{N},{n^2} + 1$ chia hết cho 5” là “$\forall n \in \mathbb{N},{n^2} + 1$ không chia hết cho 5”.

Câu 12: Đáp án A

Phương pháp:

$\overrightarrow a = \left( {{a_1};{a_2}} \right);\overrightarrow b = \left( {{b_1};{b_2}} \right) \Rightarrow \overrightarrow a + \overrightarrow b = \left( {{a_1} + {b_1};{a_2} + {b_2}} \right)$

$\overrightarrow a = \left( {{a_1};{a_2}} \right) \Rightarrow k\overrightarrow a = \left( {k{a_1};k{a_2}} \right)$

Cách giải:

Gọi điểm $M\left( {x;y} \right) \Rightarrow \overrightarrow {MA} = \left( {1 – x; – 2 – y} \right);\overrightarrow {MB} = \left( { – 3 – x;5 – y} \right)$

$ \Rightarrow 2\overrightarrow {MA} = \left( {2 – 2x; – 4 – 2y} \right);3\overrightarrow {MB} = \left( { – 9 – 3x;15 – 3y} \right)$

$ \Rightarrow 2\overrightarrow {MA} – 3\overrightarrow {MB} = \left( {2 – 2x + 9 + 3x; – 4 – 2y – 15 + 3y} \right) = \left( {x + 11;y – 19} \right)$

$ \Rightarrow 2\overrightarrow {MA} – 3\overrightarrow {MB} = \overrightarrow 0 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x + 11 = 0\\y – 19 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = – 11\\y = 19\end{array} \right. \Rightarrow M\left( { – 11;19} \right).$

Câu 13: Đáp án B

Phương pháp:

Sử dụng quy tắc 3 điểm, các tính chất vecto để tính $\overrightarrow {AM} $ theo $\overrightarrow {AB} $ và $\overrightarrow {AC} $

Cách giải:

Ta có: $\overrightarrow {AM} = \overrightarrow {AB} + \overrightarrow {BM} = \overrightarrow {AB} + \frac{3}{4}\overrightarrow {BC} = \overrightarrow {AB} + \frac{3}{4}\left( {\overrightarrow {AC} – \overrightarrow {AB} } \right)$

$ = \overrightarrow {AB} + \frac{3}{4}\overrightarrow {AC} – \frac{3}{4}\overrightarrow {AB} = \frac{1}{4}\overrightarrow {AB} + \frac{3}{4}\overrightarrow {AC} $

Câu 14: Đáp án B

Phương pháp:

Sử dụng công thức tính độ dài trung tuyến: ${m_c}^2 = \frac{{{a^2} + {b^2}}}{2} – \frac{{{c^2}}}{4}$

Cách giải:

${m_c}^2 = \frac{{{a^2} + {b^2}}}{2} – \frac{{{c^2}}}{4} = \frac{{{7^2} + {5^2}}}{2} – \frac{{{6^2}}}{4} = 28 \Rightarrow {m_c} = \sqrt {28} = 2\sqrt 7 $

Câu 15: Đáp án B

Phương pháp:

Trục tung có là đường thẳng $x = 0$

Cách giải:

Tọa độ giao điểm của Parabol $y = – {x^2} + 2x + 3$ với trục tung là nghiệm của hệ:

$\left\{ \begin{array}{l}y = – {x^2} + 2x + 3\\x = 0\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 0\\y = 3\end{array} \right. \Rightarrow \left( {0;3} \right)$

Câu 16: Đáp án A

Phương pháp:

Sử dụng các công thức sin bù, phụ chéo:

$\sin \left( {180^\circ – \alpha } \right) = \sin \alpha $ $\cos \left( {180^\circ – \alpha } \right) = – \cos \alpha $

$\sin \left( {90^\circ – \alpha } \right) = \cos \alpha $ $\cos \left( {90^\circ – \alpha } \right) = \sin \alpha $

Cách giải:

$\sin \left( {180^\circ – \alpha } \right) = \sin \alpha $

Vậy đẳng thức A sai.

Câu 17: Đáp án C

Phương pháp

Giải phương trình bằng phương pháp bình phương hai vế và tính tổng các nghiệm.

Cách giải:

ĐKXĐ: $\left\{ \begin{array}{l}3{x^2} – 3x – 4 \ge 0\\3x + 5 \ge 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\left[ \begin{array}{l}x \ge \frac{{3 + \sqrt {57} }}{6}\\x \le \frac{{3 – \sqrt {57} }}{6}\end{array} \right.\\x \ge – \frac{5}{3}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x \ge \frac{{3 + \sqrt {57} }}{6}\\ – \frac{5}{3} \le x \le \frac{{3 – \sqrt {57} }}{6}\end{array} \right..$

$\sqrt {3{x^2} – 3x – 4} = \sqrt {3x + 5} \Leftrightarrow 3{x^2} – 3x – 4 = 3x + 5 \Leftrightarrow 3{x^2} – 6x – 9 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 3\\x = – 1\end{array} \right.$

Kết hợp với ĐKXĐ $ \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 3\\x = – 1\end{array} \right.$

Vậy tổng các nghiệm là $3 – 1 = 2$

Câu 18: Đáp án D

Phương pháp:

Hệ phương trình $\left\{ \begin{array}{l}ax + by = c\\a’x + b’y = c’\end{array} \right.$ có nghiệm duy nhất $ \Leftrightarrow \frac{a}{{a’}} \ne \frac{b}{{b’}}$

Cách giải:

Hệ phương trình $\left\{ \begin{array}{l}x – my = 3 – 5m\\2x – 4y = 7 + 2m\end{array} \right.$ có nghiệm duy nhất khi $\frac{1}{2} \ne \frac{{ – m}}{{ – 4}} \Leftrightarrow 2m \ne 4 \Leftrightarrow m \ne 2.$

Câu 19: Đáp án C

Phương pháp:

Chuyển vế đổi dấu giải phương trình bậc nhất một ẩn.

Cách giải:

$x + 2 = 3x – 4 \Leftrightarrow 2x = 6 \Leftrightarrow x = 3$

Câu 20: Đáp án A

Phương pháp:

Nếu hai số có tổng bằng $S$ và tích bằng $P{\rm{ }}\left( {{S^2} – 4P \ge 0} \right)$ thì hai số đó là nghiệm của phương trình ${X^2} – SX + P = 0$

Cách giải:

Cho hệ phương trình $\left\{ \begin{array}{l}x + y = 2\\x.y = – 3\end{array} \right..$ Ta có: ${2^2} – 4.\left( { – 3} \right) = 16 > 0$

Khi đó $x,y$ là 2 nghiệm của phương trình ${X^2} – 2X – 3 = 0$

1
2
3
Bài trướcĐề Thi Toán 10 Học kì 1 Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn Bình Định Có Lời Giải Chi Tiết Và Đáp Án
Bài tiếp theoĐề Thi Toán 10 Học kì 1 Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn Hải Phòng Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây